Tiểu Luận Tình hình biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤCMỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 3
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1:. 7
    TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 7
    1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7
    1.1. Sự hình thành tỷ giá hối đoái 7
    1.2. Ngoại tệ và ngoại hối 7
    1.2.1. Ngoại tệ. 7
    1.2.2. Ngoại hối 7
    1.3. Khái niệm về tỷ giá hối đoái 8
    1.4. Phân loại tỷ giá hối đoái 8
    1.4.1. Căn cứ vào phương tiện di chuyển ngoại hối 8
    1.4.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 9
    1.4.3. Căn cứ vào thời điểm giao nhận ngoại hối 9
    1.4.4. Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối 9
    1.4.5. Căn cứ vào mối quan hệ với lạm phát 10
    1.4.6. Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá. 10
    1.4.7. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế. 10
    1.5. Cách xác định tỷ giá hối đoái 11
    1.6. Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái 12
    1.6.1. Theo phương pháp trực tiếp. 12
    1.6.2. Theo phương pháp gián tiếp. 13
    1.7. Vai trò của tỷ giá hối đoái 13
    1.7.1. Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế. 13
    1.7.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm 14
    1.7.3. Một số vai trò khác. 14
    1.7.3.1. Đối với đầu tư nước ngoài 14
    1.7.3.2. Với nợ nước ngoài 15
    1.8. Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 15
    2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 15
    2.1. Quan hệ cung cầu. 15
    2.2. Cán cân thanh toán quốc tế. 16
    2.3. Lạm phát giữa các quốc gia. 16
    2.4. Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia. 17
    2.5. Các nhân tố khác. 17
    2.5.1. Chính sách kinh tế vĩ mô của CP 17
    2.5.2. Hàng rào thương mại 17
    2.5.3. Sở thích hàng nội so với hàng ngoại 18
    2.5.4. Năng suất lao động. 18
    2.5.5. Yếu tố tâm lý, kỳ vọng. 18
    2.6. Nhận định chung về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 19
    3. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 20
    3.1. Khái niệm về chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 20
    3.2. Phân loại chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái: 20
    3.3. Mục tiêu của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 20
    3.4. Một số công cụ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 21
    3.4.1. Công cụ lãi suất chiêt khấu. 21
    3.4.2. Công cụ ngoại hối 22
    3.4.3. Chính sách tài khóa của CP 23
    3.4.4. Phá giá tiền tệ. 24
    3.4.5. Nâng giá tiền tệ. 25
    3.5. Tác động của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 25
    3.5.1. Tác động tới hoạt động ngoại thương. 25
    3.5.2. Tác động tới hoạt động thương mại trong nước. 27
    3.5.3. Tác động tới phát triển kinh tế. 28
    3.6. Căn cứ khi lựa chọn chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 28
    4. CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 29
    CHƯƠNG 2:. 31
    TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010. 31
    1. GIAI ĐOẠN 2005-2007. 31
    2. GIAI ĐOẠN 2008-2009. 34
    2.1. Năm 2008. 34
    2.2. Năm 2009. 37
    3. GIAI ĐOẠN 2010. 40
    4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010. 42
    CHƯƠNG 3:. 46
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010 46
    1. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHUNG 46
    2. CÁC GIẢI PHÁP. 46
    2.1. Chính sách ngoại hối 46
    2.2. Chính sách đối với ngoại tệ. 47
    2.3. Chính sách đối với xuất nhập khẩu. 48
    2.4. Các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô. 49
    2.5. Một số giải pháp khác. 50
    3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI 51
    KẾT LUẬN 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


    LỜI MỞ ĐẦUTGHĐ là một trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là một yếu tố vô cùng quan trọng. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do TGHĐ gây ra. TGHĐ đang thu hút một sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ, thì chính sách điều chỉnh TGHĐ mà điển hình là chính sách nâng giá tiền tệ hay phá giá tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cả về đối nội lẫn đối ngoại. Với chính sách TGHĐ, CP các quốc gia có thể đưa nền kinh tế thoát ra khỏi những cuộc khủng hoảng giá dầu, cuộc khủng hoảng tài chính và ngược lại cũng có thể vì một chính sách TGHĐ không hợp lý mà đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng cán cân thương mại, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, nhìn nhận vấn đề xuất nhập khẩu luôn là những mục tiêu kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; để thực hiện được những mục tiêu đó, tùy vào tình hình cụ thể của từng nước mà áp dụng chính sách điều chỉnh TGHĐ cho phù hợp.
    Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề TGHĐ trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như tính cấp thiết của vấn đề này đối với nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Việt Nam tiến hàng công cuộc mở cửa cải cách nền kinh tế vào năm 1986, việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/2007, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 tới nền kinh tế Việt Nam, điển hình là trong năm 2009. Có thể nói năm 2009 là một năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Với sự gia tăng mạnh mẽ của TGHĐ chủ yếu là tỷ giá VND/USD, giá trị nhập siêu tăng mạnh so với các năm trước, lạm phát có tình hình diễn biên phức tạp trong năm 2010, giá vàng tăng lên chóng mặt liên tục phá kỷ lục về mức độ tăng giá cũng như giá cao nhất, giới đầu cơ liên tục làm giá. Bên cạnh đó, hiện tượng đô la hóa tăng cao, hiện tượng tích trữ ngoại tệ trong người dân còn phổ biến dẫn đến sự khan hiếm ngoại tệ cục bộ, cán cân thanh toán bị thâm hụt nặng nề làm lãi suất ngân hàng tăng kịch trần đã tác động tới TGHĐ. Để làm rõ nhứng tác động đó tới TGHĐ cùng với hiểu rõ thực trang TGHĐ thực tế ở Việt Nam, do đó, em đã chọn đề tài: “Tình hình biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010” cho đề án của mình.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về mặt lý thuyết và cơ sở ứng dụng của TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ. Và đặc biệt là ứng dụng thực tiễn vào thực trạng tình hình biến động TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp giải quyết biến động TGHĐ cho Việt Nam.
    Đối tượng nghiên cứu của đề án là chính sách TGHĐ đối với hoạt động thương mại, phát triển kinh tế nói chung và cụ thể hơn là tập trung vào nghiên cứu chính sách điều chỉnh TGHĐ, thực tiễn điều hành chính sách TGHĐ của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là vấn đề TGHĐ, chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 với những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
    Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, nội dung của đề án được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
    Chương 2: Tình hình biến động tỷ giá hối đoái và chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 2005-2010
    Chương 3: Một số giải pháp giải quyết biến động tỷ giá hối đoái Việt Nam 2005-2010




    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1.1. Sự hình thành tỷ giá hối đoái Hiện nay trao đổi, buôn bán, đầu tư không chỉ xảy ra trong một quốc gia, mà còn giữa các quốc gia với nhau do sự phát triển toàn cầu hóa và ngoại thương. Khi một nước nhập hay xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài cần phải có một lượng đồng tiền của quốc gia đó hay đồng tiền được chấp nhận thanh toán quốc tế nhất định để thanh toán. Để biểu hiện giá trị trao đổi của đồng tiền nước ngoài so với đồng tiền trong nước thì TGHĐ ra đời. Thương mại quốc tế chính là cơ sở để hình thành TGHĐ.
    1.2. Ngoại tệ và ngoại hối1.2.1. Ngoại tệ Ngoại tệ là đồng tiền do quốc gia nước ngoài phát hành nhưng lại được lưu thông trên thị trường ở một quốc gia khác. Mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới đều có một đồng tiền riêng lưu hành theo luật pháp, đặc điểm riêng của mỗi quốc gia được gọi là nội tệ. Theo đó, các đồng tiền không phải do NHTW của quốc gia đó phát hành thì được xem là ngoại tệ. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có các ngoại tệ đang được lưu hành là Đôla Mỹ (USD), Ơ-rô (EUR), Yên Nhật (YEN),
    Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các đồng ngoại tệ đều được các nước chấp nhận trong giao dich thanh toán và đầu tư quốc tế, mà chỉ có một số loại ngoại tệ mạnh, tức là những đồng tiền dễ chuyển đổi ra nội tệ của nước khác. Một loại ngoại tệ mạnh thường được căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:
    o Khả năng chấp nhận của quốc tế đối với đồng tiền đó
    o Nhu cầu thương mại của quốc gia phát hành đồng tiền đó
    o Tiềm năng cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới của quốc gia đó
    Hiện nay theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) các ngoại tệ mạnh là USD và các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển OECD (Anh, Canada, ).
    1.2.2. Ngoại hối Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước và trên các góc độ khác nhau mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Trên góc độ hoạch định chính sách và quản lý của nhà nước, ngoại hối được hiểu là
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...