Thạc Sĩ Tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Lý do nghiên cứu:
    Có khi nào bạn tự hỏi tại sao nhiều người lại tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán
    thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vàng vật chất, ngoại tệ hay gửi tiền tiết kiệm để làm giàu
    hay không? Yếu tố hấp dẫn nào của thị trường khiến mọi người hành động như vậy? Câu trả lời
    dễ thấy chính là tỷ suất sinh lợi cao (so với các hình thức khác) và có thể dự đoán được, thể hiện
    qua phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản được sử dụng rộng rãi trong thị trường
    chứng khoán HOSE. Thế nhưng càng nhiều người tham gia vào thị trường, khi đó nỗ lực của
    những nhà đầu tư có tự triệt tiêu tỷ suất sinh lợi dự báo được này hay không? Một lý thuyết góp
    phần giải thích cho sự tự triệt tiêu này là lý thuyết thị trường hiệu quả - cho biết giá cả chứng
    khoán phản ánh mọi thông tin và giá cả biến động ngẫu nhiên. Nhiều bằng chứng trên thế giới
    cho biết có sự tồn tại lẫn không tồn tại tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường. Vậy Việt
    Nam - thị trường chứng khoán mới trải qua gần 10 năm hoạt động có thực sự hiệu quả hay không
    và mức độ hiệu quả này như thế nào? Hiện nay, chưa có bài viết hoàn chỉnh nào đi sâu vào vấn
    đề này, khi mà mỗi bài nghiên cứu trước đây về thị trường chứng khoán HOSE và HASTC đều
    trình bày mỗi khía cạnh khác nhau của vấn đề. Do đó, bài viết này ra đời nhằm mục đích giúp ta
    có cái nhìn hoàn thiện hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu là HOSE và các chứng
    khoán tiêu biểu.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Bài viết này nhằm mục tiêu xem xét các mức độ hiệu quả về mặt thông tin của thị trường
    HOSE và các bất thường trên thị trường, đồng thời giải thích cho sự không hiệu quả này bằng lý
    thuyết tài chính hành vi khi mà lý thuyết thị trường hiệu quả không thể giải thích được.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Phép định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mức độ hiệu quả của thị trường, bao gồm
    kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định hệ số tương quan, kiểm định phương sai, kiểm định sự tồn
    tại các hiệu ứng bất thường bằng việc xây dựng mô hình hồi quy, mô hình GARCH và các dạng
    mở rộng của nó, đồng thời ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi để giải thích.
    Nội dung nghiên cứu:
    Chương 1: Các kết quả gần đây về sự hiệu quả của thị trường
    Đưa ra lý thuyết tổng quát về thị trường hiệu quả và các bằng chứng trên thế giới chứng
    minh cho sự tồn tại tính chất này của thị trường
    Chương 2: Thực tiễn về thị trường hiệu quả về mặt thông tin ở Việt Nam
    Nêu lên phương pháp đo lường và kết quả thực tế của thị trường chứng khoán HOSE và
    các chứng khoán tiêu biểu là VNM và FPT, thông qua các kiểm định được sử dụng rộng rãi trên
    thế giới đối với tính hiệu quả dạng yếu và và dạng vừa của thị trường, đồng thời kiểm tra sự tồn
    tại của hiệu ứng tháng Một và hiệu ứng theo tuần.
    Chương 3: Những giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường
    Nêu lên lý thuyết giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường và ứng dụng của lý
    thuyết đó để diễn giải cho thực tế ở Việt Nam, cụ thể là phần bù rủi ro trong tỷ suất sinh lợi, sự
    biến động mạnh trong tỷ suất sinh lợi, vấn đề của quỹ đóng, hiệu ứng tháng Một, hiệu ứng theo
    tuần và cơn sốt giá chứng khoán, từ đó nêu lên các biện pháp đang được thực hiện lẫn những gợi
    ý đối với các nhà làm chính sách.
    Đóng góp của đề tài:
    Ứng dụng các kiểm định được sử dụng trên thế giới và lời giải thích từ lý thuyết tài chính
    hành vi, bài viết giúp các nhà đầu tư và các nhà làm chính sách có cái nhìn cụ thể hơn về tính
    hiệu quả thực sự về mặt thông tin của thị trường, từ đó mang lại những cảm xúc khác nhau cho
    họ. Đối với nhà đầu tư, sự không hiệu quả cho biết phân tích kỹ thuật hay thông tin nội gián giúp
    họ kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với các nhà làm chính sách, đây
    là bài toán khó bởi sự không hiệu quả này gây ra các hiệu ứng tiêu cực đến thị trường chứng
    khoán và nền kinh tế, đòi hỏi các biện pháp làm tăng tính hiệu quả này.
    Hướng phát triển của đề tài:
    Trong tương lai, các phương pháp định lượng mới nhằm xem xét sự hạn chế trong việc
    kiểm định thị trường hiệu quả chẳng hạn như thay thế mô hình CAPM trong kiểm định tính hiệu
    quả vừa, kiểm định tính chất cuối cùng đối với tính hiệu quả yếu. Ngoài ra, các lời giải thích dựa
    trên tài chính hành vi sẽ được hoàn thiện hơn về mặt lý luận nhằm trả lời thoả đáng cho toàn bộ
    các vấn đề chứ không phải chỉ giải thích cho mỗi vấn đề riêng lẻ.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Các kết quả nghiên cứu gần đây về sự hiệu quả của thị trường 3

    1.1 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu 3
    1.2 Bằng chứng về sự bất thường của thị trường .4
    1.2.1 Hiệu ứng theo tuần 4
    1.2.2 Hiệu ứng theo tháng 5
    1.3 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng vừa 5
    Chương 2: Thực tiễn về thị trường hiệu quả ở Việt Nam 6
    2.1 Phương pháp đo lường .6
    2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .7
    2.1.2 Kiểm định hệ số tương quan .8
    2.1.3 Kiểm định phương sai .10
    2.1.4 Kiểm định phương sai có điều kiện 10
    2.1.5 Kiểm định các hiệu ứng bất thường 12
    2.1.6 Dữ liệu nghiên cứu 14
    2.2 Kết quả thực tế .15
    2.2.1 Kiểm định tính hiệu quả yếu .15
    2.2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 15
    2.2.1.2 Kiểm định hệ số tương quan 16
    2.2.1.3 Kiểm định phương sai 17
    2.2.1.4 Kiểm định phương sai có điều kiện .18
    2.2.2 Kiểm định các hiệu ứng bất thường 20
    2.2.2.1 Hiệu ứng tháng Một .20
    2.2.2.2 Hiệu ứng theo tuần .21
    2.2.3 Kiểm định tính hiệu quả vừa .22
    2.2.3.1 Công bố lợi nhuận 22
    2.2.3.2 Công bố mua cổ phiếu quỹ 23
    Chương 3: Những giải thích cho sự không hiệu quả của thị trường .25
    3.1 Giới hạn kinh doanh chênh lệch giá .25
    3.2 Tâm lý hành vi .27
    3.2.1 Niềm tin 27
    3.2.2 Sở thích .29
    3.2.3 Tâm lý bầy đàn 31
    3.3 Ứng dụng giải thích trong thực tế 34
    3.3.1 Phần bù rủi ro trong tssl 34
    3.3.2 Tính biến động mạnh trong tssl 35
    3.3.3 Vấn đề với quỹ đóng .36
    3.3.4 Hiệu ứng tháng Giêng và hiệu ứng theo tuần .38
    3.3.4.1 Hiệu ứng tháng Giêng 38
    3.3.4.2 Hiệu ứng theo tuần .39
    3.3.5 Cơn sốt giá chứng khoán 41
    3.3.6 Biện pháp làm tăng tính hiệu quả của thị trường .44
    3.3.6.1 Minh bạch thông tin .45
    3.3.6.2 Tăng tính thanh khoản .47
    Kết luận .50
    Tài liệu tham khảo .51
    Phụ lục bảng 53
    Phụ lục hình và biểu đồ . 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...