Tiểu Luận Tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
    Cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học- công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, Giáo Dục – Đào Tạo nước ta hiện nay đã và đang có những bước phát triển mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục, với phương pháp dạy học tích cực sẽ đào tạo nên một học sinh chủ động trong học tập, tích cực trong học tập, đào tạo được một con người có tính tư duy cao và mang yếu tố độc lập, không dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác, đúng với câu nói: “ Tự lực cánh sinh”.
    Việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn vào một phương pháp dạy học cụ thể giúp em có thêm kiến thức về phương pháp giảng dạy để sau này vận dụng các phương pháp dạy học đó một cách có hiệu quả, mà cụ thể là phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Mục đích trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, đây cũng là một dạng “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh:
    - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn.
    - Tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Bởi vì “học” là quá trình kiến tạo: học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
    2. Lịch sử vấn đề:
    Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phươn pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
    Trong những năm gần đây, Giáo Dục – Đào Tạo nước ta có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Một trong những điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công đó là nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phải biết tiếp thu cái mới, có cách nhìn nhận mới về phương pháp giảng dạy, đón nhận các trào lưu, cải cách tiến bộ trên thế giới. Hiện nay việc đổi mới phướng pháp dạy học đã và đang được nhiều cơ sở, trường học áp dụng. Phương dạy học tích cực và phương pháp dạy học theo hướng tích hóa hoạt động nhận thức của học sinh được một số tác giả đề cập đến. Trong đó có quyển sách “Giáo trình giáo dục học hiện đại” của tác giả Trần Tuyết Oanh đã đề cập đến phương pháp dạy học này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực nói chung, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đang được nhiều trường học quan tâm và áp dụng vào dạy học, tuy nhiên phương pháp dạy học này vẫn còn chưa được sử dụng phổ biên trong quá trình dạy học. Khi nói đến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì chúng ta sẽ quan tâm đến tính hiệu quả của phương pháp dạy học này.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, mỗi phương pháp có những đặc trưng riêng. Ở đây em chỉ đi sâu vào “Tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đối chiếu-so sánh.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Bài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
    Phần mở đầu bao gồm các mục:
    1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài;
    2. Lịch sử vấn đề;
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phần nội dung bao gồm các chương và mục sau:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
    Trong chương này bao gồm các mục sau:
    1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích hóa hoạt động nhận thức của học sinh;
    1.2. Hoạt động dạy của giáo viên;
    1.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh;
    1.4. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy.
    Chương 2: Tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
    Trong chương này bao gồm các mục sau:
    2.1. Biện pháp áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học;
    2.2. Tính hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh;
    2.3. Những khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...