Tiểu Luận Tình dục trong văn học việt nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH DỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

    Th.S Trần Minh Thương
    Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

    Nghĩ đến tình dục, hay quan hệ tình dục (tiếng Anh: sexual intercourse), còn gọi là giao hợp hay giao cấu, ta thường nghĩ ngay đến việc đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người nữ
    Gần với khái niệm tình dục, còn có khái niệm “dâm”. Theo tự dạng chữ Hán thì chữ Dâm 淫 viết với bộ thủy, theo nghĩa chiết tự thì chữ nào có bộ thủy là mang ý nghĩa đầm đìa, ướt át, tràn trề, thâm thúy, mê ly, quá sức, quá chừng. Theo Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh thì chữ Dâm có ba nghĩa là: quá chừng, không chính đángmê hoặc.[​IMG]
    Ảnh sưu tầm minh họa
    Trong văn hoá, tự thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người duy trì nòi giống để phát triển. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối. [tr.234, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp tp HCM, 2006]
    Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là "tội lỗi".
    Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
    Tình dục là một trong “tứ khoái” được nhiều người đồng tình:
    Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn
    Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long
    Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đi sâu vào bàn bạc chuyện nên hay không nên nói chuyện mà nhiều người cho là “tế nhị” này. Chúng tôi chỉ khảo sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị nó mang đến mà thôi.
    Nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề đầy thú vị và hấp dẫn. Dưới góc độ văn hóa chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu miểu tả chi tiết kèm theo những nhận định, phân tích trên cơ sở khoa học về vấn đề này. Phần khái quát với cách trình bày sơ lược chúng tôi đã đăng trên trang web cá nhân của nhà báo Maithin. Nay trong chuyên luận này chúng tôi công bố toàn văn bài viết của mình về vấn đề đã đặt ra.
    Chúng tôi trình bày thành các mục như sau:
    1. Tình dục rong ca dao dân ca
    1.1. Miêu tả sinh thực khí
    2.2. Miêu tả hành động giao hợp
    2. Tình dục trong văn học viết
    2.1. Tình dục trong văn học Việt Nam trung đại
    2.1.1. Yếu tố hình thể, yếu tố sinh thực khí trong văn học Việt Nam trung đại
    2.1.2. Yếu tố hoạt động tình dục trong văn học Việt Nam trung đại
    2.2. Tình dục trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX – 1945
    2.2.1 Vài nét về nền văn học được hiện đại hóa
    2.2.3. Trong văn học hiện thực
    2.2.4. Trong Thơ mới (1932 – 1945)
    2.3. Tình dục rong văn học 1945 – 1975
    2.4. Tình dục trong văn học đổi mới bắt đầu từ thập niên 80, thế kỷ XX
    3. Mấy lời kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...