Tiểu Luận Tính độc lập của ngân hàng trung ương

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
















    GIẢNG VIÊN:
    THÀNH VIÊN NHÓM: F6

    1. Vũ Văn Minh C08K09A4728
    2. Vũ Viết Chỉnh C08K09A2089
    3. Nguyễn An Khánh C08K09A4684
    4. Trần Phú Quốc C08K09A4788
    5. Nguyễn Thành Luân C089K09A4712
    6. Nguyễn Văn Trường C08K09A1069


    NỘI DUNG​ ​
    I. Sự ra đời Ngân hàng Trung ương và chức năng Ngân hàng Trung ương
    1. Tìm hieåu veà ngaân haøng Trung öông
    2. Sự ra đời NHTW, Bản chất và chức năng Ngân hàng Trung ương
    II.Vài nét về tính độc lập của NHTW
    1.Tính độc lập của NHTW
    2. Ổn định giá cả của nền kinh tế
    3. Kinh nghiệm của Ngân Hàng dự trữ Newzealand
    III.Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay và một số đề xuất
    1. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay
    2. Một số đề xuất



    I. SỰ RA ĐỜI NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHỨC NĂNG NHTW
    1.Tìm hiểu về Ngân hàng Trung ương
    “Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương" - Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết như thế. Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hoá về Ngân hàng Trung ương (NHTW), đa số chúng ta nhất định phải thốt lên: Đúng vậy!
    NHTW như chúng ta biết ngày nay thực sự là một trong những phát minh lớn nhất trong thế kỷ 20 - Lần đề cập đầu tiên được ghi nhận bằng tiếng Anh với khái niệm là "NHTW - Centrol Bank" vào năm 1873 do Walter Bagehot, sau này là Tổng biên tập của tờ báo The Economist Anh quốc, người đã sử dụng cụm từ “Centrol Bank” để đề cập đến một Ngân hàng có sự độc quyền trong việc phát hành giấy bạc Ngân hàng, và trụ sở chính của nó cần phải đặt tại Thủ đô hoặc Trung tâm tài chính của một quốc gia. Chỉ trong thời gian 50 năm sau đó và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Vào những năm đầu thế kỷ 20, trên thế giới chỉ có 18 NHTW, thì hiện nay con số này đã là 173 NHTW.
    Nhiệm vụ ban đầu của NHTW không phải là việc thực thi CSTT hay hỗ trợ hệ thống các Ngân hàng Trung gian, mà chỉ đơn giản là tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ. NHTW lâu đời nhất trên thế giới là Ngân hàng Thụy Điển, được thành lập vào năm 1668 và sứ mệnh ban đầu được sử dụng như là một công cụ để bù đắp các khoản chi tiêu quân sự. NHTW thứ hai là NHTW Anh quốc được thành lập năm 1694 nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh với Pháp
    Hoa Kỳ đã quản lý nền kinh tế của mình mà không có NHTW cho tới đầu thế kỷ 20. Các Ngân hàng tư nhân thường phát hành những đồng tiền giấy và tiền xu của bản thân. Hậu quả là các cuộc khủng hoảng Ngân hàng đã diễn ra khá thường xuyên. Chỉ riêng ở nước Mỹ vào năm 1791 có tới 7000 loại tiền - Đã làm ách tắc sản xuất, lưu thông. Người có đủ năng lực giải quyết mâu thuẫn này chính là Nhà nước và từ đây Nhà nước đã can thiệp với mức độ nhất định vào hoạt động Ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật chỉ cho phép một số Ngân hàng đủ điều kiện qui định mới được phép phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. Nhưng sau thời kỳ các cuộc khủng hoảng trầm trọng diễn ra liên tục, Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ mới được thành lập vào năm 1913 để trở thành NHTW duy nhất được phát hành tiền tại Mỹ và chủ yếu giữ quyền lực trong giám sát các Ngân hàng và hoạt động với tư cách là người cho vay cuối cùng. Ngày nay Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ là một trong số ít những NHTW vẫn còn giữ trách nhiệm giám sát Ngân hàng; tại phần lớn các quốc gia trên thế giới thì công việc này đã được giao cho một Uỷ Ban độc lập của Nhà nước.
    Thời kỳ các NHTW được gọi là bước vào thời kỳ NHTW hiện đại chính là từ khi hoạt động của các NHTW tập Trung chức năng, quyền lực tối cao vào việc thực thi chính sách tiền tệ. Bắt đầu cho thời kỳ này cũng mới rất gần đây, vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, khi mà mối liên hệ ban đầu giữa tiền và vàng cuối cùng đã bị phá vỡ và hệ thống về chế độ tỷ giá hối đoái cố định bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1971. Khi các quốc gia dựa vào chế bộ bản vị vàng hay các tỷ giá bị cố định thì chính sách tiền tệ bị thúc ép bởi nhu cầu duy trì các cân đối hàng – tiền. Chỉ từ khi các tỷ giá hối đoái đã được phép thả nổi thì mỗi quốc gia đã có thể bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ của riêng mình dựa chủ yếu trên quan hệ cung – cầu của bản thân tiền tệ.
    Đầu tiên, các chính phủ của các quốc gia nắm giữ quyền kiểm soát chặt c
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...