Tiểu Luận Tính độc lập của ngân hàng trung ương và cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA Ngân hàng NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI
    CHÍNH PHỦ.


    Tại hầu hết các nước, Ngân hàng trung ương (mà ở ta gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành pháp. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng.
    Theo các cấp bậc mà NHTƯ độc lập với chính phủ người ta chia ra làm bốn cấp độ:
    Cấp độ một: Đây là cấp độ độc lập cao nhất.NHTƯ “ độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, NHTƯ có quỳen quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỉ giá nếu như nó không được thả nổi”.
    Cấp độ hai: “Độc lập trong việc Xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc Xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật.
    Cấp độ ba: “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.
    Cấp độ bốn: đây là mức độ thấp nhất về tính độc lập giữa NHTƯ và chính phủ “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách.
    Xét trên bốn tiêu chí trên thì cấp độ một là cấp độ mà NHTƯ có tính độc lập cao nhất so với chính phủ. Còn cấp độ bốn là cấp độ mà NHTƯ có tính độc lập thấp nhất đối với chính phủ.
    Ở Việt Nam hiện nay thì NHTƯ chưa có tính độc lập mấy đối với chính phủ.
    NHTƯ là một đơn vị ngang bộ. Thống đốc được chính phủ bộ nhiệm và chịu trách nhiệm trước chính phủ và quốc hội.
    NHTƯ Việt Nam không thiết lập mục tiêu, Xây dựng chỉ tiêu hoạt động hay lựa chọn công cụ để thực hiện.
    Ví dụ như việc quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
    Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quóc gia, mức dự kiến lạm phát hàng năm trong mối tương quan giữa cân đối ngân sách và tăng trưởng kinh tế.
    Chính phủ Xây dựng chính sách tiền tề quốc gia, mức lãi suất dự kiến hàng năm đưa lên quốc hội quyết định.
    NHTƯ cấp và thu hồi giấy phép cho các tổ chức tín dụng do chính phủ duyệt.
    Đơn cử như việc chính phủ trực tiếp khoanh những khoản nợ lớn và xấu của các tổng công ty tập đoàn nhà nước.
    Qua đó ta có thể thấy NHNN của Việt Nam có tính độc lập với chính phủ còn rất thấp. Chính vì tính độc lập thấp như vậy mà hiệu quả của chính sách tiền tệ khó có tính hiệu quả cao, nhất là việc ổn định lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ và thị trường tài chính.
    Mặt khác NHNH vẫn là một đơn vị, tổ chức thuộc Chính phủ và nhất là khi Chính phủ còn "chủ quản" nhiều doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi Ngân hàng Nhà nước rất khó xử khi có "mệnh lệnh" trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ thống Ngân hàng Thương mại của mình. Có thể nêu ra quá nhiều các tình huống như vậy đã từng xảy ra trong vài chục năm qua.
    Vì vậy đã đến lúc NHNN Việt Nam cần có tính độc lập một cách rõ rệt trước bối canh hội nhập hiện nay.KHi mà thị trương luôn có những biến động mang tính khó lường trong thời kì khủng hoảng. Vi thế NHNN cần có tính độc lập một cách rõ răng khi để có thể đưa ra các quyết định hợp lý trong một thời gian nhanh chóng. Giúp nền kinh tế thoát ra những vấn đề khó khăn.
     
Đang tải...