Tiểu Luận Tính độc lập của ngân hàng trung ương & sự tác động đến chính sách tiền tệ Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt Vấn Đề
    Việt Nam Đối Mặt Với Lạm Phát Và Bất ổn Vĩ Mô

    Từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn phải đối mặt với quá nhiều bất ổn trong đó nổi lên hai vấn đề chính là lạm phát cao đối ngược với tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lạm phát phi mã 12,63% năm 2007 buộc Chính phủ Việt Nam phải đưa mục tiêu chống lạm phát lên hàng đầu và thực thi nhiều biện pháp, trong đó nổi bật là hệ thống 8 nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp tiền tệ thắt chặt như nâng dự trữ bắt buộc lên mức 11%, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới mức 30%, .
    Nhiều phân tích lúc bấy giờ cho rằng chính sách tiền tệ của NHNN đã tỏ ra bị động và phản ứng quá chậm trước các diễn biến bất lợi của nền kinh tế vĩ mô. Hơn nữa khi chính sách được thực thi thì không những không phát huy được tính hiệu lực như mong muốn mà còn gây ra những hệ quả không tốt cho hệ thống tài chính. Một số biểu hiện là lạm phát năm 2008 vẫn tiếp tục “phi nước đại” lên mức 19,89%, trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,23%, mức khá thấp so với mục tiêu đề ra và so với nhiều năm trước. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng bị rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản nghiêm trọng và nhiều cuộc chạy đua lãi suất đã diễn ra gây biến dạng thị trường tiền tệ và đe doạ tính bền vững của hệ thống tài chính.
    Từ thực trạng đó, nhiều nhà kinh tế đã đặt câu hỏi vì sao chính sách tiền tệ do NHNN thực thi tỏ ra quá bị động và rất kém hiệu lực, hiệu quả kỳ vọng như vậy?
    Liệu rằng một NHTW độc lập có giúp Việt Nam kiểm soát tốt hơn lạm phát, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn hay không?

    Mục lục_Toc29333427
    Chương I: Cơ Sở Lý Luận Về NHTW Và Tính Độc Lập 5
    I. NHTW và các mô hình NHTW 5
    1. NHTW là gì? 5
    2. Mô hình tổ chức của NHTW 6
    II. Tính độc lập của NHTW 7
    1. Các cấp độ độc lập của NHTW 8
    2. Tính độc lập NHTW với các biến số kinh tế: 10
    III. Tính độc lập của NHTW ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ 17
    1. Khái niệm 17
    2. Các công cụ chính sách tiền tệ. 18
    3. Tính độc lập của NHTW ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách tiền tệ. 22
    Chương II: Ngân Hàng NEW ZELAND_Ví Dụ Kinh Điển Về Chuyển Đổi Mô Hình Sang Hướng Làm Tăng Tính Độc Lập Cho NHTW 22
    Chương III: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 27
    I. Mô Hình NHTW Việt Nam 27
    1. Sơ đồ tổ chức của NHTW việt nam 27
    2. Vị trí, chức năng của NHNN VN 28
    3. Tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay 29
    4. Hạn chế 30
    II. Việt Nam Cần Có Một NHTW Độc Lập Hơn? 31
    1. Ưu điểm của NHTW độc lập 31
    2. Các giải pháp 32
    Chương IV: Kết Luận 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...