Tiểu Luận Tính cộng đồng của làng xã người Việt Đồng bằng Bắc Bộ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tính cộng đồng của làng xã người Việt Đồng bằng Bắc Bộ​
    Information
    MỤC LỤC

    Chương 1: 1
    ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1
    1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 1
    2. Đặc điểm văn hoá, tín ngưỡng 3
    Chương 2: 6
    TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA LÀNG XÃ NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG 6
    BẮC BỘ THỂ HIỆN QUA CÁC THIẾT CHẾ 6
    (TỔ CHỨC NÔNG THÔN) 6
    1. Vị trí, vai trò của tính cộng đồng của làng người Việt Đồng bằng Bắc Bộ 6
    2. Tính cộng đồng thể hiện trong các thiết chế nông thôn (tổ chức nông thôn) 9
    2.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: gia đình - gia tộc 9
    2.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: xóm làng 11
    2.3. Tổ chức nông thôn theo sở thích, phường, hội 11

    1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
    Đồng bằng bắc bộ hiện nay là một vùng đất chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển cả về kinh tế, văn hoá, lẫn quân sự của Việt Nam. Sau hàng triệu năm hình thành và hàng nghìn năm khám phá của người Việt, vùng Đồng bằng Bắc Bộ dần được định hình cho đến ngày nay. Đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo bởi Sông Hồng và Sông Thái Bình, bao gồm phần trũng, phần bằng của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, một phần Bắc Ninh, Phúc Yên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối rõ nét cùng một mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo nên một sắc thái riêng trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
    Ở Đồng bằng Bắc Bộ, người dân sống quần tụ thành Làng, một hình thái cộng cư với những thiết chế phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Làng là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thuỷ chuyển sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính và nó trở thành các làng quê.
    Có thể nói, làng là một đơn vị quần cư chủ yếu do nền văn minh nông nghiệp lúa nước và tổ chức xã hội truyền thống Việt Nam hình thành. Trong lịch sử, làng có vị trí và vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá xã hội .Làng là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, liên kết chặt chẽ với nhau, trong quan hệ kinh tế, họ tộc, hội hè, tín ngưỡng, giúp đỡ nhau khi vui buồn cũng như lúc hoạn nạn.
    - Xét về mặt hành chính, Làng là cơ sở của nhà nước, đứng đầu là lý trưởng, đại diện của dân làng trong mối quan hệ với nhà nước (lý trưởng về nguyên tắc do quan trên bổ nhiệm, nhưng trên thực tế do nhân dân bầu ra). Lý trưởng có trách nhiệm truyền đạt nội dung các mệnh lệnh của vua và thực hiện chúng trong phạm vi làng mình như: nộp thuế, giao lính .Mặc dù vậy, lý trưởng vẫn phải tuân thủ các quyết định, quy định của Hội đồng Kỳ Mục hay Hội đồng Tộc biểu đưa ra. Các công việc của làng thì hầu như nhà nước không điều chỉnh mà do làng tự quyết định, vì vậy người Việt có câu:
    “Phép vua thua lệ làng”
    - Xét về kinh tế, quan hệ giai cấp “nhạt nhoà” chưa phá vỡ được tính cộng đồng tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một tâm lý bình quân, ảo tưởng về sự “ bằng vai phải vế” như câu tục ngữ:
    “ Giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”
    Sở dĩ có điều này là do sở hữu ruộng đất suốt thời ký phong kiến quyết định. Ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng người Việt Đồng bằng Bắc Bộ. Làng có công quyền, công quỹ, công thổ . Tức là có lực lượng kinh tế riêng của mình để lo liệu cho việc xây dựng cơ bản như đắp đê, đào kênh mương, phục vụ sản xuất như phát triển ngành nghề thủ công. Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung không có sở hữu tư nhân về ruộng đất:
    “ Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...