Tài liệu Tính chất và vị trí của Luật trưng cầu ý dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    X

    ây dựng Luật trưng cầu ý dân là một trong những nhiệm vụ thuộc chương
    trình chính thức năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(1) Trong khuôn khổ bài viết này, xin được trao đổi về tính chất và vị trí của Luật trưng cầu ý dân trong hệ thống pháp luật
    nước ta.
    1. Về tính chất của Luật trưng cầu ý dân
    Quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế công dân Việt Nam chưa có điều kiện sử dụng quyền này do chưa có những quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng, nội dung, bảo đảm về tài chính và thông tin, thủ tục tiến hành, đánh giá kết quả và giá trị của kết quả trưng cầu ý dân Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu ý dân cho thấy Hiến pháp chỉ quy định rất khái quát ở 3 điểm sau đây:
    - Tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là quyền cơ bản của công dân (Điều 53);
    - Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân là Quốc hội (Điều 84);
    - Cơ quan có trách nhiệm tổ chức trưng





    cầu ý dân là Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cơ quan này tổ chức trưng cầu ý dân trên cơ sở quyết định của Quốc hội (Điều 91).
    Ngoài ra, trong toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chỉ có một văn bản duy nhất là “Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội” năm 2004 có quy định liên quan đến việc tổ chức trưng cầu ý dân. Điều 37 Quy chế quy định như sau: “Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội; quy định việc phát hành phiếu trưng cầu, thể thức bỏ phiếu và kiểm phiếu; tổ chức việc bỏ phiếu, tổng hợp, công bố kết quả trưng cầu và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
    Như vậy, Quy chế trao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thẩm quyền quy định một số vấn đề về thủ tục tiến hành và xác định kết quả một cuộc trưng cầu ý dân. Trên thực tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có hoạt động cụ thể nào để thực hiện thẩm quyền này. Có thể kết luận quy định của Quy chế về việc tổ chức trưng cầu ý dân cũng chưa cụ thể, không đủ để có thể đi vào cuộc sống.





    Chính vì những lý do trên đây nên Luật trưng cầu ý dân sẽ được xây dựng phải bao gồm những quy định cụ thể, chi tiết để công dân có thể thực hiện được quyền chính trị cơ bản này. Nhà nước quy định và bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện trực tiếp cao nhất nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Việc nhà nước bảo đảm quyền tự do ý chí của công dân trong các cuộc trưng cầu ý dân có thể coi như là sự bổ sung cho các hình thức dân chủ đại diện, cùng với dân chủ đại diện tạo điều kiện cho công dân tham gia một cách tích cực và hiệu quả nhất vào quyết định những công việc hệ trọng của đất nước và của địa phương.
    Luật trưng cầu ý dân là đạo luật mang tính toàn diện tức là trong đó bao hàm quy định về mọi vấn đề liên quan đến quá trình đề xướng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành, xác định kết quả cũng như đánh giá và sử dụng kết quả các cuộc trưng cầu ý dân.
    Trước hết là vấn đề xác định các nguyên tắc tiến hành trưng cầu ý dân. Theo chúng tôi, có thể quy định các nguyên tắc tổ chức trưng cầu ý dân tương tự như các nguyên tắc tổ chức bầu cử đại biểu vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Đó là các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.



    Nhiều nước quy định tham gia trưng cầu ý dân là quyền công dân, một số nước quy định là quyền và nghĩa vụ công dân. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đó là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Chính vì vậy Nhà nước phải đảm bảo tiến hành trưng cầu ý dân trên cơ sở tự do, tự nguyện, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào ép buộc hoặc cản trở công dân sử dụng quyền này.
    Thành phần tham gia trưng cầu ý dân bao gồm mọi công dân có quyền bầu cử, có thể bao gồm cả công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (ở những nơi có điều kiện thành lập khu vực trưng cầu ý dân hoặc tổ trưng cầu ý dân).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...