Tiểu Luận Tính chất hai mặt của toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản và triển vọng của chủ

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tính chất hai mặt của toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội
    MỞ ĐẦU
    Toàn cầu hóa là xu
    thế khách quan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời
    sống xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy
    rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đưa lại
    sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa tạo sự truyền bá và chuyển giao trên
    quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và
    công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và
    kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc.

    Trào lưu chủ nghĩa tự do mớira đời (các đại
    diện tiêu biểu là R. Ri-gân và M. Thát-chơ), trở thành căn cứ lý luận để chủ
    nghĩa tư bản (CNTB) lũng đoạn quốc tế bành trướng ra toàn cầu. Sự bùng nổ mạng
    lưới các công ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường toàn cầu trở
    thành công xưởng toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để CNTB thực hiện tham
    vọng lũng đoạn, khống chế toàn cầu. Các chủ trương của chủ
    nghĩa tự do mới
    được thực hiện mạnh mẽ đem lại một bước phát triển mới trong CNTB,
    song những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm.

    Có thể nói, chủ
    nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không
    dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự
    "chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản". Xu hướng vận động
    khách quan của CNTB trong xu thế toàn cầu hóa tiếp tục chuẩn bị tiền đề không
    chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị,
    nhà nước cho chủ nghĩa xã hội.

    Việt Nam là một nước
    đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhờ quá trình toàn cầu
    hóa, chúng ta có lợi thế của nước đi sau để "đi tắt,
    đón đầu”

    trong một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Chúng ta có điều kiện thuận lợi để
    mở rộng thương mại quốc tế, thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài nhằm phát
    triển các ngành sản xuất mà ta có lợi thế, qua đó, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
    tế. Cùng với những thuận lợi trên, toàn cầu hóa cũng đang có những tác động xấu
    đến mọi mặt của đời sống xã hội nước ta.

    Với ý nghĩa đó,
    tôi chọn vấn đề: “tính
    chất hai mặt của toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản và
    triển vọng của chủ nghĩa xã hội”
    làm đề tài tiểu luận hết môn của mình.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...