Thạc Sĩ Tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH CÁCH DÂN TỘC NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6
    1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 34
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc của người Khmer 57
    Tiểu kết chương 1 64
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 65
    2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 66
    2.3. Xử lý dữ liệu và cách đánh giá 74
    Tiểu kết chương 2 77
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỘT SỐ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 78
    3.1. Thực trạng một số tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 78
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 116
    3.3. Phân tích chân dung tính cách điển hình của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 123
    Tiểu kết chương 3 136
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    1. Kết luận 137
    2. Kiến nghị 139
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 142
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc chung sống đoàn kết, gắn bó và cùng phát triển. Dân tộc Khmer chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm vị trí thứ 2 về dân số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 1.055.000 người, chiếm 6, 36% dân số toàn vùng và chiếm 97, 2% dân số Khmer toàn quốc [80, tr 13].
    Người Khmer vùng ĐBSCL có lối sống, tâm lý, phong tục tạp quán có nét đặc trưng riêng, họ cần cù lao động, gắn kết với nhau,một lòng tôn thờ Phật giáo Tiểu thừa, nhưng do trình độ hạn chế, hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác mà chỉ kỳ vọng vào quyền năng của Phật pháp và khép kín trong đời sống Phum, Sóc, với lối sống như vậy, có lẽ do tính cách của họ khá ổn định, khó thay đổi để tiếp nhận những giá trị sống hiện đại, điều này ảnh hưởng nhất sđịnh đến sự thích ứng hay không thích ứng với chính sách dân tộc.
    Đối với các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt đối với người Khmer ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá và xã hội đối với đồng bào người Khmer ở ĐBSCL vẫn còn những tồn tại nhất định mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm được những đặc điểm tâm lý nói chung, tính cách của người Khmer nói riêng, nên trong việc quản lý xã hội dễ nảy sinh bất ổn về trật tự xã hội, dễ phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
    Vì vậy, tìm hiểu tính cách dân tộc nói chung, tính cách người Khmer ở vùng ĐBSCL nói riêng, là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội , văn hoá và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, cũng như ổn định xã hội khu vực ĐBSCL.
    Hiện nay ở nước ta còn ít các công trình nghiên cứu về tâm lý dân tộc, nhất là những nghiên cứu chuyên sâu về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL. Vì vậy, việc nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần bổ sung vào lý luận về tính cách dân tộc trong Tâm lý học dân tộc. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Khmer vùng ĐBSCL .
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính cách người Khmer Vùng ĐBSCL, chỉ ra biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần củng cố, duy trì và phát huy những tính cách tích cực của người Khmer vùng ĐBSCL.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    3.1. Hệ thống và xác định một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL như: các khái niệm cơ bản; biểu hiện của tính cách người Khmer, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer.
    3.2. Khảo sát thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng biểu hiện của tính cách người Khmer vùng ĐBSCL và các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách này.
    3.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số kiến nghị nhằm củng cố, duy trì và phát huy những tính cách tích cực của người Khmer vùng ĐBSCL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...