Tiến Sĩ Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
    3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3
    4. Đóng góp của Luận án .5
    5. Bố cục của luận án .5

    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN .7
    1.1. Tình hình nghiên cứu về tỉnh Bắc Kạn trong căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 .7
    1.1.1. Các công trình đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng về Căn cứ địa 7
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu chung, có nội dung liên quan đến các vấn đề của Luận án .8
    1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nội dung Luận án. 11
    1.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu tỉnh Bắc Kạn trong căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 15

    Chương 2: TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VIỆT BẮC
    TỪ NĂM 1942 ĐẾN CUỐI NĂM 1946 18
    2.1. Vị trí địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội và truyền thống đấu tranh của các dân tộc Bắc Kạn 18
    2. 1.1. Vị trí địa lý tự nhiên .18
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .20
    2.1.3. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm .22
    2.2. Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở cách mạng ở Bắc Kạn trong căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến trước khi Nhật đảo chính Pháp (09-03-1945).24
    2.2.1. Vài nét về quá trình hình thành Căn cứ địa Việt Bắc 24
    2.2.2. Những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Bắc Kạn năm 1942 .35
    2.2.3. Sự mở rộng và phát triển của các cơ sở cách mạng từ năm 1943 đến tháng 3 năm 1945 .38
    2.2.4. Cơ sở cách mạng Bắc Kạn với các cơ sở khác trong Căn cứ địa Việt Bắc .60
    2.3. Bắc Kạn và các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn từ tháng 3/1945 đến cuối năm 1946 63
    2.3.1. Khởi nghĩa từng phần trong cao trào chống phát xít Nhật .63
    2.3.2. Tổng khởi nghĩa 71

    Chương 3: TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA KHÁNG CHIẾN VIỆT BẮC TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954. .78
    3.1. Xây dựng căn cứ kháng chiến Bắc Kạn (cuối năm 1946 - 10/1947) 78
    3.2. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ, củng cố căn cứ địa (10/1947-8/1949) .86
    3.2.1. Bắc Kạn kháng chiến bảo vệ căn cứ địa trong cuộc tấn công Thu – Đông năm 1947 của thực dân Pháp .86
    3.2.2. Tập trung lực lượng đánh Pháp ra khỏi Căn cứ Bắc Kạn, tiếp tục củng cố Căn cứ kháng chiến, đảm bảo an toàn cho ATK Trung ương (1948-1949) 98
    3.3. Phát triển hậu phương kháng chiến (1950-1954) 111
    3.3.1. Củng cố hệ thống chính trị, tăng cường đoàn kết dân tộc 111
    3.3.2. Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội 113
    3.3.3. Xây dựng lực lượng vũ trang .120
    3.3.4. Đấu tranh chống phỉ, củng cố hậu phương căn cứ địa .123

    Chương 4: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỈNH BẮC KẠN TRONG CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC TỪ NĂM 1942 ĐẾN NĂM 1954 128
    4.1. Bắc Kạn với việc mở rộng các căn cứ cách mạng và sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc .128
    4.1.1. Bắc Kạn với việc mở rộng, phát triển các căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc .128
    4.1.2. Bắc Kạn và Căn cứ địa Việt Bắc với sự ra đời Khu giải phóng và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 .131
    4.2. Bắc Kạn – Một trong những trung tâm quan trọng của căn cứ kháng chiến Việt Bắc .138
    4.2.1. Bắc Kạn - một trong những địa bàn được chọn làm nơi xây dựng ATK Trung ương .138
    4.2.2. Bắc Kạn - nơi bắt đầu thực hiện chế độ dân chủ mới khá sớm trong Căn cứ địa Việt Bắc 145
    4.3. Bắc Kạn làm trọn nghĩa vụ hậu phương kháng chiến của một căn cứ cách mạng trong căn cứ địa Việt Bắc 148
    KẾT LUẬN .157
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .162
    PHỤ LỤC 178

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Việt Bắc giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, Việt Bắc đã từng là cái nôi của người Việt cổ, nơi mà từ khởi đầu cũng như suốt chiều dài lịch sử, đã phải chống trả với các thế lực phong kiến phía bắc để bảo tồn, phát triển cộng đồng của mình và giữ vững biên cương của Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc trở thành một địa danh nổi tiếng của cả nước và thế giới về những đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ năm 1954. Nằm ở trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn trở thành một điểm sáng.
    Thời kỳ chuẩn bị và tiến hành Cách mạng tháng Tám 1945 (1942-1945), Bắc Kạn là cầu nối quan trọng giữa các căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên, nơi gặp gỡ của các đội xung phong Nam tiến, Tây tiến và Bắc tiến, tạo thành khu Căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn. Bắc Kạn trong giai đoạn này, là một trong những điểm sáng về sự giác ngộ ý thức cách mạng, xây dựng cơ sở quần chúng và phong trào trong đồng bào dân tộc ít người, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc.
    Trong kháng chiến chống Pháp, do ở vào địa bàn chiến lược cơ động, nằm giữa trung tâm Căn cứ địa Việt Bắc, nên khi tấn công căn cứ địa này, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, Pháp không bỏ qua mũi tấn công Bắc Kạn. Trong cuộc tấn công Việt Bắc năm 1947, Bắc Kạn là nơi quân Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng đầu tiên. Bảo vệ được Bắc Kạn cũng có nghĩa là bảo vệ được Căn cứ địa Việt Bắc. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhân dân Bắc Kạn đã đứng lên chống Pháp, sát cánh cùng nhân dân Việt Bắc, nhân dân cả nước, bảo vệ căn cứ địa cách mạng và cơ quan đầu não kháng chiến, góp phần đáng kể vào việc giữ vững và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc.
    Do có vị trí trọng yếu trong Căn cứ địa Việt Bắc, tỉnh Bắc Kạn, cùng với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên, được chọn làm ATK Trung ương. Ngay từ cuối năm 1946, huyện Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn được vinh dự tiếp nhận nhiều cơ quan, xưởng máy, kho tàng của Trung ương. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng đã từng sống và làm việc tại Chợ Đồn, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng . Bắc Kạn có một vị trí quan trọng trong Căn cứ địa Việt Bắc nói chung, ATK Trung ương nói riêng.
    Tỉnh Bắc Kạn còn là nơi được giải phóng đầu tiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 09 tháng 8 năm 1949), cũng là nơi thực hiện chế độ dân chủ khá sớm trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - giáo dục . trong Căn cứ địa Việt Bắc. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố khu Căn cứ địa Việt Bắc.
    Bắc Kạn là nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc. Ở vùng rừng núi có nguồn lâm thổ sản dồi dào cả về thực vật và động vật, như: măng, nấm, trám, bứa, sa nhân, mật ong và các loại gỗ, nứa, mây, song . Nơi đây còn có các loại khoáng sản có thể khai thác cho công nghiệp phục vụ kháng chiến. Hơn nữa, nhân dân Bắc Kạn lại có truyền thống lao động cần cù và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Những điều kiện đó đã góp phần nâng vị thế của Bắc Kạn trong hệ thống các căn cứ cách mạng trong Căn cứ địa Việt Bắc.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Bắc Kạn vừa làm nhiệm vụ của hậu phương, vừa làm nhiệm vụ của tiền tuyến và giành được nhiều chiến công vang dội, bảo vệ vững chắc Căn cứ địa Việt Bắc, góp sức cùng nhân dân cả nước kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng quê hương.
    Xuất phát từ những điều trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

    2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu, là tỉnh Bắc Kạn, trong đó chú trọng đến các cơ sở cách mạng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang . trong mối liên hệ với Căn cứ địa Việt Bắc thời kỳ (1942-1954)
    2.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở cách mạng nói riêng, phong trào quần chúng nói chung ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1945.
    - Làm rõ sự ra đời, phát triển của CCKC (căn cứ kháng chiến) và phong trào đấu tranh ở Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1946 đến năm 1954.
    - Làm rõ vị trí, vai trò và đóng góp của Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954.

    2.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài, như đã đề cập, là đặt Bắc Kạn trong mối quan hệ qua lại với khu vực Căn cứ địa Việt Bắc, cụ thể, là các tỉnh trực tiếp liên quan, như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên. Vì vậy, không gian nghiên cứu, ở chừng mực nào đó, sẽ được mở rộng sang các tỉnh ngoài Bắc Kạn.
    - Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1942 - mốc bắt đầu hình thành cơ sở cách mạng đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, kết thúc sự hoạt động của Căn cứ địa Việt Bắc.
     
Đang tải...