Tiến Sĩ Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc - Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Môc lôc
    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG

    Chương 1. TỔNG QUAN 6
    1.1.Tổng quan tư liệu, tài liệu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc 6
    1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
    1.3.Khung phân tích lý thuyết 22
    1.4.Các khái niệm chính sử dụng trong luận án 22
    Chương 2. THỰC TRẠNG TÍN NGƯỠNG Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY 30
    2.1.Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay 30
    2.2. Tín ngưỡng thờ bách thần ở Vĩnh Phúc 35
    2.3. Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc 47
    Tiểu kết chương 2 59

    Chương 3. THỰC TRẠNG CÁC TÔN GIÁO VÀ HIỆN TƯỢNG TÔN
    GIÁO MỚI Ở VĨNH PHÚC HIỆN NAY
    61
    3.1. Thực trạng Phật giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay 61
    3.2. Thực trạng Công giáo ở Vĩnh phúc hiện nay 81
    3.3. Thực trạng đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc hiện nay 92
    3.4. Một số hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc hiện nay 102
    Tiểu kết chương 3 109
    Chương 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở VĨNH PHÚC
    111
    4.1. Một số đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay 111
    4.2. Những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn
    giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay, một số khuyến nghị 126
    Tiểu kết chương 4 139
    KẾT LUẬN 141
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng như công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các cấp chính quyền trong tình hình mới. Đối với Vĩnh phúc, đời sống vật chất của người dân trong những năm qua đã được nâng cao một cách đáng kể. Cùng với sự tăng nhanh về đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
    Vĩnh Phúc là địa bàn có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng hoạt động và cùng với đó là các cơ sở thờ tự và lực lượng quần chúng tín đồ; trước hết, đó là các tín ngưỡng truyền thống. Cùng với tục thờ Bách Thần của người dân trong tỉnh còn có các đền thờ Thánh Mẫu Tây Thiên được đặt ở nhiều nơi trên vùng đất Tam Đảo. Hiện nay, ngoài đền Mẫu sinh, đền Mẫu hoá còn có các đền thờ phụng công lao của Thánh Mẫu. Các hoạt động thờ Mẫu thường gắn với nghi thức văn hoá dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh.
    Đối với Phật giáo, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có tới 433 ngôi chùa. Nhiều ngôi chùa cổ bị hoang phế nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Phúc cũng như công đức của du khách thập phương nay đã được sửa sang hay khôi phục lại thành những ngôi chùa lớn như: chùa Hà Tiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, v.v Các cơ sở thờ tự này hằng năm thu hút được nhiều du khách về hành hương đất Phật.
    Bên cạnh tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo, tại Vĩnh Phúc còn có Công giáo và đạo Tin Lành. Hiện tại Công giáo ở Vĩnh Phúc có 45 nhà thờ, nhà nguyện với 49 họ đạo thuộc 10 xứ đạo. Riêng đạo Tin Lành, trong tỉnh chỉ có một chi hội được công nhận hoạt động hợp pháp, còn một số điểm nhóm khác đang hoạt động nhưng chưa được chính quyền công nhận. Đồng bào theo Kitô giáo (bao gồm cả Công giáo và đạo Tin Lành) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện cũng đang có những đổi thay căn bản về cuộc sống. Nhiều nhà thờ Công giáo và Tin Lành được tu sửa khang trang hơn trước. Số tín đồ Kitô giáo ở Vĩnh Phúc cũng đang phát triển. Đa phần đồng bào Kitô giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng giám mục Việt Nam: “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”.
    Vĩnh Phúc là địa bàn giáp ranh giữa vùng đồng bằng với vùng trung du Bắc Bộ, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo và cũng là mảnh đất nảy nở nhiều hiện tượng tôn giáo mới. Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, nơi đây là điểm hoạt động của nhiều hiện tượng tôn giáo mới như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hoàng Thiên Long, v.v Hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới này đang diễn ra rất phức tạp và để lại những hậu quả xã hội khó lường.
    Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế đang ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, Vĩnh Phúc là nơi hằng năm đón nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, là nơi tập trung đông người lao động trong các khu công nghiệp đến từ nhiều vùng khác nhau nên vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo - một vấn đề rất nhạy cảm, có thể trở thành đối tượng để nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng vào các mục đích chính trị và kinh tế vụ lợi. Đây là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong công tác quản lý các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau với các quy mô và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chất tổng hợp được triển khai dưới góc độ tôn giáo học về vấn đề này.
    Để có được một bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc với các đặc điểm cùng những vấn đề đặt ra nhằm: một mặt, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân địa phương; mặt khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội của tỉnh, trong đó có công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sự phát triển du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng, chúng tôi chọn vấn đề: “ Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay: Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó nêu lên những đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh này trong giai đoạn hiện nay, nêu lên những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò, hạn chế những tác động tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo Vĩnh Phúc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án : để đạt được mục đích trên luận án cần giải quyết những vấn đề sau:
    Một là, làm rõ thực trạng của các tín ngưỡng đang hiện diện ở Vĩnh Phúc như tín ngưỡng thờ bách thần, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên.
    Hai là, làm rõ thực trạng của các tôn giáo đang hoạt động ở Vĩnh Phúc như Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành và một số hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo mới;
    Ba là, từ việc tìm hiểu và phân tích thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc nêu lên những đặc điểm của chúng; trên cơ sở đó nhận diện những vấn đề đặt ra và nêu lên những khuyến nghị đối với các tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh này.
     
Đang tải...