Tiểu Luận Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam​
    Information
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 2
    Phụ lục 4
    1.Lịch sử và phát triển 5
    2.Nghi lễ thờ cúng 5
    3.Cấu trúc đền thờ và ban thờ 7
    4.Thánh Mẫu Liễu Hạnh 9
    5.Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu 11


    Lời mở đầu

    Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá xã hội, nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp người trong xã hội. Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng đã trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần. Hàng ngàn năm xưa từ thời nguyên thuỷ đã hình thành nên các phong tục tập quán đó và phát triển đến ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng không một gia đình người Việt nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, không một làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu.
    Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em với 54 phong tục tập quán riêng, mang sắc thái riêng biệt mà không nơi nào giống nơi nào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: Tục cưới hỏi của người Mường, người Thái, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào các dịp khác nhau trong năm.
    Cứ đời này qua đời khác các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thần này đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hoá thế giới
    Ngày nay với xu thế hội nhập thế giới, văn hoá Việt được tiếp cận với nhiều nền văn hoá ở các châu lục, các quốc gia trên thế giới chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hoá tiến bộ từ đó sẽ phát huy những bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hoá truyền thống, giữ gìn và tôn tạo thêm bản sắc văn hoá của đất nước để phát huy những phong tục hay và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...