Chuyên Đề Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
    Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng với cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục tập quán tốt đẹp từ lâu đời, có những lể hội mang nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tâm linh, tín ngưỡng, sự khoan dung trong những tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính truyền thống đến hiện đại của văn học nghệ thuật.
    Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Mọi người thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội mà họ chưa thể chưa thể giải thích được vào thời đó. Từ đó hình thành nên tín ngưỡng của dân tộc VN.
    Vậy, tín ngưỡng là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần của con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại.
    Tín ngưỡng là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định với cộng đồng khác. Tất cả những niềm tin của tín ngưỡng đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và văn hóa chi phối họ.
    Trong các loại tín ngưỡng thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt, bất kể họ ở đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Có rất nhiều cách gọi khác nhau về tín ngưỡng này như thờ cúng Tổ Tiên, Đạo Ông Bà, thậm chí gần đây có người coi thờ cúng tổ tiên như là một thứ tôn giáo bản địa, tôn giáo dân tộc
    Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo Ông Bà
    Thà đui mà giữ đạo nhà
    Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.
    (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
    Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất, những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ người đang sống. Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền thống gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội.
    Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ. Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quì, lạy) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên
    Từ việc thờ cúng Tổ tiên trong mỗi gia đình, đến thờ cúng Tổ tiên của một chi, họ, thờ cúng ông Tổ chung của một làng, một xã tại các đền, đình, miếu rồi cao hơn cả người Việt thờ cúng Tổ tiên chung của dân tộc - các Vua Hùng đã có công khai sơn, phá thạch gây dựng nên bờ cõi, non sông đất nước, lập nên nhà nước Văn Lang độc lập, có chủ quyền của người Việt cổ tạo tiền đề cho sự phát triền bền vững cho dân tộc, quốc gia sau này.
    Vượt lên trên cả khía cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, thờ cúng tổ tiên thấm đượm đạo lý uống nước nhớ nguồn, một thứ ứng xử cộng đồng gia tộc, quốc gia, nó trở thành một chuẩn mực khuôn mẫu của ứng xử của con người VN.

    MỤC LỤCChương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
    Chương 2 : BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN 3
    I. BẢN CHẤT 3
    II. NGUỒN GỐC 6
    1. Chế độ phụ quyền. 6
    2. Các tư tưởng tôn giáo. 7
    3. Điều kiện nhận thức và các yếu tố tâm lý khác. 10
    Chương 3: NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN 12
    I. MỘT SỐ LOẠI BÀN THỜ CHÍNH 12
    1. Bàn thờ tổ tiên. 12
    2. Bàn thờ vọng. 14
    3. Bàn thờ bà cô ông mãnh. 15
    4. Bàn thờ người mới chết 15
    II. TANG LỄ 16
    1. Lúc hấp hối 16
    2. Người chủ tang và ban lễ tang. 17
    3. Mộc dục. 17
    4. Phạm hàm 18
    5. Khâm liệm và nhập quan. 18
    6. Thiết linh. 19
    7. Thành phục. 19
    8. Năm hạng tang phục (ngũ phục). 20
    9. Chuyển cữu và yết cáo tổ tiên. 20
    10. Điếu văn. 20
    11. Phát dẫn và an táng. 21
    12. Lễ 3 ngày (tế ngu). 22
    13. Lễ 49 ngày (chung thất). 22
    14. Lễ 100 ngày (tốt khốc). 22
    15. Cải táng. 23
    III. CÚNG GIỖ 23
    1. Ý nghĩa. 23
    2. Cách khấn trong cúng giỗ. 23
    3. Những hoạt động chính. 24
    4. Những ngày quan trọng trong cúng giỗ. 24
    5. Ngày Tiên Thường và Chính Kỵ. 27
    6. Gửi giỗ. 28
    Chương 4: NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 30
    I. LỄ GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG 30
    II. TÁC ĐỘNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN 31
    1. Tích cực: 31
    2. Tiêu cực: 35
    III. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ HÌNH THỨC THỜ CÚNG HIỆN NAY 38
    Chương 5: KẾT LUẬN 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: 43
    MỤC LỤC 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...