Tiểu Luận Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU.
    1. Lý do chọn đề tài.

    Đông Nam Á hiện nay là khu vực có nền kinh tế phát triển khá năng động. Đây được coi là điểm đến tương đối bình yên của thế giới những năm vừa qua. Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của thế giới với khu vực này chính là nền văn hóa phong phú đa dạng của khu vực này. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về quá trình phát triển của cư dân khu vực nhằm đưa ra những nhận định chính xác nhất về đặc điểm văn hóa nơi đây.
    Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta là đất nước giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ sang và Đông Nam Á hải đảo vào nên nền văn hóa rất phong phú đa dạng. Các yếu tố văn hóa này khi vào Việt Nam đều được bản địa hóa trở thành nền văn hóa mang bản sắc của riêng chúng ta. Tuy nhiên khi nghiên cứu văn hóa Việt, có nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”. Lời nhận xét này khiến chúng ta vô cùng tự hào với bạn bè thế giới và khu vực.
    Hơn nữa Việt Nam còn là quốc gia có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên từ ngàn xưa chúng ta luôn có thái độ trân trọng quá khứ. Mỗi người Việt Nam khi sinh ra đến lúc trở về với đất mẹ đều có niềm thành kính khi nhắc nhở về tổ tiên của gia tộc và những vị anh hùng đã có công bảo vệ xây dựng đất nước.
    Do đó khi nghiên cứu về văn hóa dân gian của Đông Nam Á chúng ta không thể không nghiên cứu về yếu tố tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của khu vực này. Bởi vì tôn giáo tín ngưỡng truyền thống chính là một yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc, nó thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận của con người Đông Nam Á trong thời xa xưa là cơ sở hình thành của con người khu vực này hiện nay. Với quan điểm đó khi nghiên cứu về khu vực này chúng ta thấy các quốc gia đều có điểm chung trong tôn giáo chính là tín ngưỡng đa thần gắn liền với nó chính là tục thờ cúng tổ tiên.
    2. Lịch sử vấn đề.
    Có thể nói việc nghiên cứu văn hóa dân gian trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian đã được nhiều nước Đông Nam Á chú trọng trong những năm qua bởi giới cầm quyền đã nhận thức rõ trong giai đoạn hiện nay khi hội nhập quốc tế cái làm thành bản sắc dân tộc chính là văn hóa truyền thống. Ở Việt Nam chúng ta vấn đề này đã được đặt ra trước đổi mới với hàng loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội, tôn giáo của các nhà nghiên cứu như GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS Lưu Trung Vũ Do đó về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có khá nhiều công trình đề cập đến và có nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh đây là “Đạo thờ tổ tiên”. Nhưng việc đặt tín ngưỡng tổ tiên trong chiều sâu văn hóa dân gian Đông Nam Á chưa có nhiều tài liệu viết đến ngoại trừ các sách tham khảo về Đông Nam Á của GS.TS Phạm Đức Dương, GS Đinh Gia Khánh Vì thế người viết với mong muốn tổng hợp từ các nguồn tài liệu này để làm rõ hơn vấn đề “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á”.
    3. Giới hạn vấn đề.
    Trong giới hạn một tiểu luận người viết không có tham vọng đi vào từng vấn đề cụ thể của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để thấy chân dung cuộc sống con người ở khu vực này. Và từ việc tìm hiểu vấn đề này cho chúng ta có thể đưa ra nhận xét đúng đắn hơn cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á, Việt Nam trong giai đoạn hội nhập thế giới. Đây là điều người viết mong muốn đạt được.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á.
    Phương pháp phân tích: Từ những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và Đông Nam Á đưa ra những nhận xét, đánh giá.
    5. Bố cục tiểu luận.
    A. Phần mở đầu.
    B. Phần nội dung.

    I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á.
    II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
    III. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia Đông Nam Á khác.
    IV. Nhận xét chung.
    C. Phần kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...