Thạc Sĩ Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tín ngưỡng, tôn giáo đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử loài người. Nó tồn tại, phát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Với hình thức manh nha là tín ngưỡng nguyên thủy như thờ thần, thờ cây, muông thú tới những hình thức tôn giáo có giáo lý, tổ chức chặt chẽ . Tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một thành tố quan trọng của nền văn hóa, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận người, đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng tiến trình phát triển của xã hội loài người.
    Trong một vài thập kỷ gần đây, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới có xu hướng phát triển và có những diễn biến phức tạp liên quan đến vấn đề xung đột dân tộc, sắc tộc ở nhiều quốc gia dân tộc đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều người, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách .
    Trong giai đoạn hiện nay, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, môi trường, giáo dục, y tế, quan hệ ngoại giao, vấn đề nghèo đói, vấn đề nhân quyền . của các nước trên thế giới. Đặc biệt, đối với văn hóa, quá trình toàn cầu hóa đã và đang gây ra nguy cơ suy thoái văn hóa, bị nô dịch về văn hóa ở một số quốc gia, mà trước hết là các nước chậm và
    đang phát triển. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa là một nhu cầu cấp thiết nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.
    Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với sáu tôn giáo lớn hiện nay đã được công nhận tư cách pháp nhân. Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24, xác định “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân .”. Tiếp theo, ngày 12 tháng 03 năm 2003, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ra nghị quyết số 25-NQ/TW, xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Các hình thức tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó có các hình thức tín ngưỡng phổ biến như: thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc, những người
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...