Tiến Sĩ Tín ngưỡng của người Ba Na (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014



    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 5

    Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP
    VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BA NA Ở HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI 9
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 22
    1.3. Khái quát về người Ba Na ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai 38
    Tiểu kết chương 1 57

    Chương 2: HỆ THỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI BA NA Ở HUYỆN KÔNG
    CHRO, TỈNH GIA LA
    I 59
    2.1. Thế giới quan của người Ba Na 59
    2.2. Hệ thống các thần linh 61
    2.3. Các biểu hiện của tín ngưỡng đa thần của người Ba Na 77
    Tiểu kết chương 2 116

    Chương 3: GIÁ TRỊ, SỰ BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI TÍN
    NGƯỠNG CỦA NGƯỜI BA NA HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI
    TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠ
    I 117
    3.1. Tín ngưỡng của người Ba Na huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai trong bối cảnh xã hội
    đương đại - sự va chạm và những biến đổi 117
    3.2. Gía trị của tín ngưỡng trong đời sống của người Ba Na, huyện Kông Chro,
    tỉnh Gia Lai 137
    3.3. Những vấn đề đặt ra cho bảo tồn và phát huy các hình thức tín ngưỡng trong
    đời sống của người Ba Na huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai trong bối cảnh đương đại 151
    Tiểu kết chương 3 161
    KẾT LUẬN 163
    KHUYẾN NGHỊ 166

    MỞ ĐẦU

    Lý do chọn đề tài


    Người Ba Na là một trong những dân tộc tại chỗ sinh sống lâu đời trên cao nguyên trung phần miền Tây của Tổ quốc. Đây là dân tộc thiểu số có dân số lớn thứ ba ở Tây Nguyên sau hai dân tộc thiểu số Gia Rai và Ê Đê, còn nếu tính trong số các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở Tây Nguyên thì người Ba Na là dân tộc có dân số lớn nhất. Hiện nay người Ba Na có khoảng trên 200.000 dân (năm 2009), sống tập trung ở 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và một bộ phận ở các huyện miền núi các tỉnh Bình Định và Phú Yên. Do những lý do và đặc điểm riêng, dân tộc Ba Na không chỉ nổi tiếng về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, theo Đảng theo cách mạng mà còn được biết đến như là một trong số ít các dân tộc Tây Nguyên cho đến nay còn bảo lưu đậm nét nhiều yếu tố văn hóa Môn – Khơ me truyền thống.
    Nửa cuối thế kỷ XIX, xã hội của cư dân bản địa Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ công xã nguyên thủy. Trong giai đoạn phát triển đó, văn hóa tinh thần của người Ba Na chịu ảnh hưởng, bị chi phối và tác động rất lớn của tín ngưỡng nguyên thủy vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng là sản phẩm của xã hội cổ truyền, gắn với hình thái kinh tế - xã hội tiền công nghiệp, gắn với cơ cấu xã hội mà làng giữ vai trò then chốt và cơ bản. Tín ngưỡng hàm chứa trong đó các giá trị, là sợi dây cố kết các thành viên và cộng đồng, điều hòa các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
    Hơn một thế kỷ qua, đời sống văn hóa tinh thần của người Ba Na huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, trong đó có đời sống tín ngưỡng, đã có nhiều biến đổi lớn trước tác động của các điều kiện mới. Hệ quả của sự biến đổi đó đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa, an ninh chính trị của địa phương. Nếu không giải quyết tốt bài toán tín ngưỡng thì Kông Chro cũng sẽ như các nơi khác của Tây Nguyên đối mặt với những phức tạp thể hiện ở sự đan xen, pha trộn, thậm chí có cả xung đột với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và đời sống xã hội, chính trị . Vì vậy, có song đề được đặt ra là: một mặt, phải đảm bảo cho được quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; mặt khác, phải tiếp tục định hướng và quản lý nhà nước để hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuân thủ pháp luật, vừa phát huy những giá trị tích cực vừa góp phần bảo tồn những bản sắc văn hóa của dân tộc nơi đây. Đây là hai vấn đề đang đặt ra vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài.
    Về mặt xã hội và an ninh chính trị, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên hiện nay trong đó có người Ba Na đang “yên” nhưng chưa “ổn”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó phải kể đến nguyên nhân khủng hoảng niềm tin và sự phát triển không bình thường của Công giáo, Tin lành, Hà mòn. Nghiên cứu tín ngưỡng của người Ba Na nhằm góp phần ổn định xã hội, củng cố an ninh chính trị, là nhu cầu cấp thiết cần giải quyết để phát triển bền vững các dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng và Tây Nguyên nói chung hiện nay.
    Tín ngưỡng, tự bản thân nó luôn hàm chứa những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, giá trị lối sống làm nên diện mạo của một cộng đồng. Trong bối cảnh của xã hội đương đại, vấn đề đặt ra là cần có những phương cách lưu giữ, phát huy những yếu tố tích cực của tín ngưỡng, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội; loại bỏ dần những hủ tục, mê tín tiêu cực, không phù hợp thậm chí là kìm hãm tiến bộ xã hội hiện nay để góp phần bảo tồn văn hóa, ổn định an ninh chính trị đồng thời tạo nên sự phát triển bền vững của một tộc người, là những vấn đề thực sự cần được quan tâm. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Tín ngưỡng của người Ba Na (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai)” cho đề tài luận án của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là giới thiệu một cách hệ thống và toàn diện về bức tranh tín ngưỡng truyền thống của người Ba Na nhằm góp phần làm sáng rõ đặc trưng văn hóa của người Ba Na ở Kông Chro tỉnh Gia Lai; đồng thời chỉ rõ những biến đổi trong tín ngưỡng, lý giải nguyên nhân tác động đến những biến đổi đó và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh từ sau 1975 đến nay.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    2.2.1. Làm sáng tỏ một cách hệ thống và toàn diện bức tranh tín ngưỡng truyền thống như là một khía cạnh quan trọng của văn hóa tộc người Ba Na được coi là đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa truyền thống các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khme ở Tây Nguyên.
    2.2.2. Xác định và phân tích, đánh giá một số giá trị của tín ngưỡng trong đời sống của người Ba Na.
    2.2.3. Phân tích, lý giải qúa trình biến đổi và các nguyên nhân gây biến đổi tín ngưỡng của người Ba Na từ sau 1975 đến nay và những vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ba Na trong bối cảnh phát triển bền vững.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân tộc Ba Na và các khía cạnh đời sống tín ngưỡng truyền thống của người Ba Na tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Tín ngưỡng là một vấn đề rất rộng và khó, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu và tâm huyết mới có thể khái quát lên diện mạo của nó trong đời sống tinh thần của một tộc người. Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu ở các khía cạnh: quan niệm về sự phân tầng vũ trụ hay ý niệm về thế giới của người Ba Na; thần và ma; linh hồn; điềm báo (giấc mơ; điềm báo từ những con vật, cây cối .); những điều kiêng kị; hiện tượng ma thuật và bói toán; vai trò của thầy cúng (pơ jâu, gru) trong đời sống tinh thần của người Ba Na; những lễ thức để thấy được vai trò của tín ngưỡng trong đời sống của người Ba Na, giá trị của tín ngưỡng như một mạch ngầm cố kết các thành viên của cộng đồng.
    3.3. Địa bàn nghiên cứu
    Địa bàn khảo sát chính của chúng tôi là những làng của người Ba Na tại huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai như làng Tơ Nung, làng Măng (xã Ya Ma); làng Nhang lớn, làng Nhang nhỏ, làng Htiêng (xã Đăk Kơ Ning); làng Tpông1, làng Rơng, làng Kun1, (xã Yang Nam); làng Nghe Lớn, làng Bjang (thị trấn Kông Chro); làng Meo lớn, làng Meo nhỏ (xã Đak Pling); làng Kuel, làng Kuk, làng Sơ Ró (xã Sơ Ró). Bên cạnh đó chúng tôi cũng có những so sánh với một số làng của người Ba Na tại các huyện Kbang (làng Hà Nừng, làng Stơr); thị trấn Đăk Đoa (làng Dur, làng Klăk, làng Ngol, làng Pi ơm) thuộc tỉnh Gia Lai; làng Kon Kơ tu, KonTum Kơ pâng, Konjodri, thuộc thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) để thấy những tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng và biến đổi tín ngưỡng của các nhóm Ba Na ở các địa phương khác nhau.
    4. Đóng góp mới của đề tài
    4.1. Đóng góp về mặt khoa học
    4.1.1. Làm phong phú thêm những vấn đề lý thuyết và khái niệm liên quan đến tín ngưỡng truyền thống ở các cư dân tiền công nghiệp nói chung và các cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khme nói riêng ở Việt Nam.
    4.1.2. Cung cấp các tư liệu mới góp phần làm sáng tỏ diện mạo tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Môn – Khơ me nói riêng góp phần tìm hiểu văn hóa của các dân tộc trong quốc gia Việt Nam đa tộc người.
    4.1.3. Làm sáng tỏ một số đặc trưng và giá trị văn hóa xã hội của tín ngưỡng Ba Na.
    4.1.4. Góp phần lý giải một số vần đề về quan hệ giữa tín ngưỡng với văn hóa và sinh kế, tín ngưỡng với nông nghiệp du canh, tín ngưỡng với xã hội và mối quan hệ giữa tín ngưỡng với các khía cạnh khác của đời sống dân tộc Ba Na.
    4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
    4.2.1. Làm rõ những biến đổi trong tín ngưỡng của người Ba Na dưới tác động của các điều kiện mới
    4.2.2. Nhận diện những tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi tín ngưỡng đến phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
    4.2.3. Gợi mở một số đề xuất làm cơ sở khoa học góp phần xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị tín ngưỡng nói riêng, văn hóa nói chung trong bối cảnh phát triển bền vững ở tộc người Ba Na cũng như các dân tộc thiểu số khác tại Tây Nguyên.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Tình hình nghiên cứu, lý thuyết, phương pháp và tổng quan về người Ba Na ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
    Chương 2: Hệ thống tín ngưỡng của người Ba Na ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
    Chương 3: Gía trị, sự biến đổi và những vấn đề đặt ra với tín ngưỡng của người Ba Na ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai trong bối cảnh xã hội đương đại.
     
Đang tải...