Luận Văn Tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH NN & PTNT Đông HN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH NN & PTNT Đông HN



    ​I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.​1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh nhnn-ptnt Hà Nội.
    NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là một ngân hàng quốc doanh, ra đời năm 1988. Sau khi nghị định 53/HDBT có hiệu lực, ngành ngân hàng nước ta đă chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp và từ đó, chi nhánh NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là đơn vị thành viên và hạch toán phụ thuộc vào NHNN-PTNT Việt Nam.
    Với tên gọi: chi nhánh NHNN-PTNT Hà Nội.
    Tên giao dịch quốc tế: The Branch for Agriculture and Rural Development Bank of Hanoi City.
    Trụ sở đặt tại: số 77 phố Lạc Trung- Quận Hai Bà Trưng- thành phố hà nội.
    Từ khi được phép hoạt động cho đến nay NHNN-PTNT đă trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, chịu ảnh hưởng của sự thay đổi trong chính sách kinh tế tài chính trong và ngoài nước. Qua các thời kì khác nhau, ngân hàng đều có đặc trưng riêng của mình nhưng nhìn chung, ngân hàng có xu hướng phát triển đi lên, đặc biệt trong những năm cuối của thế kỉ thứ 20. Có thể khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 giai đoạn chính sau:
    - Từ năm 1988 đến năm 1991: đây là thời kì chuyển đổi khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng nói chung và của NHNN-PTNT nói riêng. Giai đoạn này có rất nhiều quỹ tín dụng nhân dân vỡ nợ, còn trong ngân hàng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Là một ngân hàng Nhà nước nên nhìn chung trong thời gian này ngân hàng làm ăn không có hiệu quả, đó cũng là một điều tất yếu.
    - Từ năm 1992 đến nay, hoạt động của ngân hàng có rất nhiều chuyển biến, cùng với sự thay đổi của cơ chế, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn, hiệu quả thay cho bộ máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức hoạt động kinh doanh đổi mới, đa dạng và linh hoạt, đầu tư ở từng ngành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được lòng tin với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa ngân hàng ngày một phát triển.
    Đạt được kết quả khả quan này là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban và sự chỉ huy sáng suốt của ban lãnh đạo. năm 1999 ngân hàng đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba do những cống hiến lớn cho chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
    II- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NHNN-PTNT THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
    1- Về cơ cấu tổ chức bộ máy.
    Với một giám đốc và ba phó giám đốc cùng 217 cán bộ công nhân viên. tại hội sở chính lượng nhân viên được bố trí vào các phòng ban sau:
    + Ban giám đốc
    + Phòng kinh doanh
    + Phòng kế toán
    + Phòng kế hoạch
    + Phòng ngân quỹ
    + Phòng hành chính nhân sự
    + Phòng kiểm soát
    + Phòng thanh toán quốc tế
    Qua những năm hoạt động NHNN-PTNT thành phố Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới đơn vị cơ sở trực thuộc của mình ở hầu hết các quận trong địa bàn thành phố và khu vực gồm:
    * 1 NHNN-PTNT khu vực
    * 6 chi nhánh trực thuộc:
    - Ngân hàng quận Hai Bà Trưng
    - Ngân hàng quận Hoàn Kiếm
    - Ngân hàng quận Cầu giấy
    - Ngân hàng quận Ba Đình
    - Ngân hàng quận Thanh Xuân
    - Ngân hàng quận Tây Hồ
    2- Chức năng nhiệm vụ của NHNN-PTNT thành phố Hà Nội.
    NHNN-PTNT thành phố Hà Nội là một ngân hàng quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng, có tư cách pháp nhân , có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật ngân hàng và luật doanh nhgiệp Nhà Nước Việt Nam. Theo đó ngân hàng có chức năng và nhiệm vụ sau:
    - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với nhiều kì hạn khác nhau.
    - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các ngành và các thành phàn kinh tế.
    - Cho vay uỷ thác theo các chương trình của chính phủ, chủ đầu tư trong và ngoài nước
    - Làm dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở nông thôn.
    - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất- nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thu ngân phiêu lấy tiền mặt và ngược lại, dịch vụ kiểm đếm giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị.
    - Dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua hệ thống Swift trên toàn thế giới.
    - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tiền tệ khác.
    Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, các phòng ban và chi nhánh của ngân hàng có các chức năng nhiệm vụ sau:
    2.1-Ban giám đốc:
    Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
    Giám đốc: là đại diện pháp nhân của ngân hàng trước pháp luật và trong quan hệ với các doanh nhiệp , các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài nước, điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày, có quyền quyết định những phương án kinh doanh cụ thể, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu kinh doanh của ngân hàng.
    Các phó giám đốc: có nhiệm vụ tư vấn , tham mưu cho giám đốc và thực hiện giám sát các công việc mà giám đốc uỷ quyền, ra lệnh trong lĩnh vực mình phụ trách.
    2.2-Phòng kinh doanh:
    Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp , tiến hành giao dịch đàm phán , thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Phòng kinh doanh được chia làm 3 bộ phận:
    Bộ phận giao dịch
    Bộ phận nguồn vốn
    Bộ phận tín dụng
    Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng về lĩnh vực ngiệp vụ chuyên môn.
    2.3- Phòng kế toán:
    Chịu trách nhiệm quản lí ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép , tính toán, cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày cung cấp cho ban lãnh đạo để ra quyết định và tuân thủ các chế độ về kế toán của Nhà nước cũng như quy định về quản lí.
    2.4-Phòng hành chính nhân sự:
    Chịu trách nhiệm quản lí ngân hàng về mặt nhân sự , đôn đốc chấp hành điều lệ, kỉ luật lao động , giải quyết những chế độ quy định đối với cán bộ công nhân viên, đào tạo và tuyển mộ nhân viên của ngân hàng.
    2.5-Phòng kế hoạch:
    Chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch công tác lên danh sách, hoạch định chiến lược, mục tiêu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đánh giá tổng kết tình hình hoạt động trong từng thời kì.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...