Luận Văn Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch Thực trạng và giải pháp
    LỜI NÓI ĐẦU​

    Sự đổi mới hoạt động đầu tư và nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời kỳ đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là yêu cầu thực tế khách quan, vừa mang tính cấp bách đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta đã chỉ rõ " Chính sách tài chính quốc gia hướng vào lĩnh vực tạo vốn, sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân ." .
    Thực hiện chủ trương đó và nhằm đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tư , năm 1989 Chính phủ đã có chủ trương về xóa bỏ bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, tất cả những dự án sản xuất kinh doanh có khả năng thu hồi vốn trực tiếp đều phải vay vốn tín dụng để đầu tư, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được Nhà nước giao cho thực hiện việc cho vay các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước .
    Từ năm 1995 đến nay việc cho vay đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước còn có thêm Tổng cục Đầu tư và Phát triển, nay là Qũy hỗ trợ đầu tư quốc gia và các Ngân hàng thương mại khác thực hiện.
    Thực hiện tín dụng đầu tư đối với các dự án là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển nói chung, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch nói riêng .
    Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ và thể lệ tín dụng trung và dài hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chủ trương cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh vay vốn tín dụng trung, dài hạn để đầu tư các dự án trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, địa phương trong từng thời kỳ.
    Từ 1995, ngoài các dự án được giao trong kế hoạch, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển còn chủ động huy động vốn dài hạn và tìm các dự án có hiệu quả để đầu tư .
    Với chức năng nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch đã và đang tích cực , chủ động, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn khác nhau để xem xét cho vay các dự án trung, dài hạn trên nhiều lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế khác nhau trong tỉnh với khối lượng tín dụng hàng nghìn tỷ đồng.
    Phần lớn các dự án được Ngân hàng Đầu tư & Phát triển cho vay, sau khi hoàn thành đi vào hoạt động đã phát huy có hiệu quả, đáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc tăng trưởng của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và giải quyết việc làm cho người lao động.
    Song, cũng có công trình, dự án khi đi vào hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không phát huy được hiệu quả như dự kiến, dẫn tới nợ quá hạn kéo dài ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế . Điều này sẽ dẫn đến làm chậm sự hòa nhập của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.


    Vậy làm như thế nào để hoạt động của tín dụng trung, dài hạn có hiệu quả góp phần đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và mang lại thu nhập cho Ngân hàng . Qua tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch , với sự hiểu biết của mình, bài luận văn này tôi xin trình bày:
    Tín dụng trung, dài hạn ở Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch
    Thực trạng và giải pháp
    Phạm vi đề tài này nghiên cứu trong thời gian từ năm 1998 - 2000 và được bố cục theo các nội dung sau :
    - Chương I : Đầu tư và tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng đối với nền kinh tế .
    - Chương II : Thực trạng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hoàng Thạch .
    - Chương III : Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn .
    Tuy nhiên hoàn thành bản luận văn này trong điều kiện còn có những hạn chế về lý luận cũng như thực tế. Vì vậy, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Chi nhánh, các Thầy, Cô và các đồng nghiệp .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...