Luận Văn Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ

    


    I. Khái niệm và vai trò của tín dụng Ngân hàng:

    1. Khái niệm:

    Tín dụng Ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư. Hình thức này được thực hiện thông qua việc Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay lại đối với các xí nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.

    2.Vai trò:

    - Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:

    + Thông qua hoạt động tín dụng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó làm kích thích sản xuất chẳng hạn như các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng

    + Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưư thông hàng hóa phát triển.

    - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu tạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phải không gây ra lạm phát. Điều này làm cho các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào đầu tư cho nền kinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ chăm sóc làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả.

    - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xã hội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác. Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân

    - Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngân hàng. Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Bên cạnh đó một khối lượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tài khoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội.

    II Những vấn đề chung về tín dụng trung, dài hạn (tín dụng đầu tư):

    1. Khái niệm tín dụng trung, dài hạn:

    Tín dụng trung, dài hạn là loại hình cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào nhiều mục đích như thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào tài sản cố định trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi với thời hạn cho vay trên 1 năm.

    Tín dụng trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm.

    Mục đích của hình thức tín dụng này là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều

    Tín dụng dài hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên tới 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Mục đích của hình thức tín dụng này là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, hoặc xây dựng các xí nghiệp mới.

    2. Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước:

    a) Sự cần thiết:

    - Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang cần rất nhiều nguồn vốn trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để thực hiện các dự án đầu tư nhằm phát triển đất nước, phục vụ cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

    - Bên cạnh đó thông qua tín dụng đầu tư còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động

    b) Ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế:

    - Nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu là đồng vốn vay mượn nên các chủ thể đi vay cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để có thể hoàn trả cho chủ thể cho vay.

    - Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, xâm nhập vào nhiều ngành nghề kinh doanh với quy mô lớn, vừa và nhỏ tạo ra nhiều loại hình kinh doanh hàng hóa và dịch vụ làm thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ

    - Tín dụng trung, dài hạn là ngồn vốn tín dụng lớn và có thời hạn, nó giúp khai thác triệt để các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xã hội, làm cho các nguồn vốn được đầu tư này sử dụng một cách có hiệu quả giúp khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ để trả cho người gởi tiền và tạo nguồn thu cho Ngân hàng nhằm bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

    Từ lâu, nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của Ngân hàng. Do vậy, việc mở rộng quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư không những là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế mà còn rất bức bách trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.



    PHẦN III: KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM

    

    I. Kết luận:

    Qua những điều vừa trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ rằng PGD Sa Đéc tuy chỉ mới được thành lập cách đây không lâu nhưng đã thực hiện được nhiệm vụ của mình hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực, giúp giải quyết được phần nào về nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư, cũng như về nhu cầu tiêu dùng của CBCNV, giúp nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó chúng ta không thể phủ nhận vai trò của NHĐT & PT Đồng Tháp PGD Sa Đéc nói riêng và NHĐT& PT Việt Nam nói chung.

    Không những thế PGD Sa Đéc đã thực hiện tốt vai trò của một NHTM, đã xác định đúng đối tượng để phục vụ mà khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ Có được kết quả như ngày nay cũng là nhờ một phần sự đóng góp của tập thể CBCNV trong NH. Các cô, chú, anh, chị cán bộ đã thấy được trách nhiệm cũng như vai trò của mình nên đã cố gắng đóng góp cho sự phát triển của NH đem lại một kết quả kinh doanh rất khả quan.

    Tuy nhiên lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro. Lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn là rất lớn, nhận thức được điều đó nên PGD đã có những bước đầu tư nguồn vốn đáng kể để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nhưng không phải lúc nào nguồn vốn giải ngân rồi đều thu hồi lại đầy đủ cả gốc và lãi mà trong đó luôn chứa đựng rủi ro, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng trung dài hạn rủi ro càng cao vì nguồn vốn được giải ngân trong thời gian dài. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai, đã bảo là rủi ro thì chúng ta không thể nào tránh được mà chỉ có thể hạn chế rủi ro đó nếu nó xảy ra. Muốn hạn chế rủi ro thì NH cần phải nghiên cứu, nắm vững tình hình kinh tế xã hội của địa phương, từ đó NH đề ra chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động sao cho tất cả hướng đến khách hàng nhưng vẫn không ngừng nâng cao lợi nhuận của NH.

    NH cần tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, giữ vững quan hệ và uy tín của mình trước khách hàng truyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Có như vậy hoạt động kinh doanh của NH mới ngày càng có hiệu quả hơn.

    II. Bài học kinh nghiệm:

    - Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đối với những khoản vay của khách hàng, đặc biệt là khoản vay trung dài hạn thì CBTD cần phải thẩm định rõ ràng, hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để khẳng định khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ.

    - CBTD phải thường xuyên theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để nhắc nhở trả lãi và nợ gốc kịp thời tránh để chuyển sang nợ quá hạn.

    - NH cần bám sát mục tiêu kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

    III. So sánh lý thuyết và thực tế:

    Từ những kiến thức cơ bản đã được học ở trường giúp em có thể vận dụng chúng vào thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của một NHTM. Trên nền tảng kiến thức đó giúp em có thể phân tích và hoàn thành đề tài thực tập “Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế” đúng thời gian quy định.

    Qua đó em còn nhận thấy bên cạnh việc học lý thuyết cần phải có thêm nhiều thời gian thực tập hơn nữa để tìm hiểu rõ hơn thực tế có giống với lý thuyết đã học hay không. Đúng như câu nói “Học đi đôi với hành”, có thực hành thì chúng ta mới học tốt lý thuyết và hiểu rõ vấn đề một cách đầy đủ và súc tích nhất qua lý thuyết đã học.

    IV. Kiến nghị:

    Bên cạnh những thuận lợi trong công tác tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như thu hồi nợ của khách hàng.Với mong muốn có được môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau:

    - Ngân hàng nhà nước kết hợp với các Ban ngành có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng quay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí, hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi.

    - Đối với các khoản nợ vay được toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.

    - Đề nghị Uỷ Ban nhân dân tỉnh, Sở Tài Nguyên, Sở Xây Dựng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà xưởng với thời gian ngắn nhất để ngân hàng có điều kiện hỗ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực hiện các cơ hội kinh doanh của mình.

    - Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Phòng giao dịch khi có nhu cầu đột xuất để có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...