Tiểu Luận Tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Phần I. Tín dụng - Một số vấn đề cơ bản

    1. Bản chất, đặc điểm và các hình thức tín dụng

    2. Chức năng và vai trò của tín dụng

    3. Tầm quan trọng của tín dụng trong sự phát triển kinh tế

    Phần II. Thực trạng tín dụng ở Việt Nam

    1. Những kết quả đạt được

    2. Những hạn chế và nguyên nhân


    Phần III. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

    1. Phân tích, xếp loại doanh nghiệp

    2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tín dụng

    3. Tăng cường hơn nữa công tác giám sát tiền vay

    4. Trích lập quỹ bù đắp rủi ro

    5. Giải quyết nợ qúa hạn - xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

    6. Nâng cao chất lượng nhân sự và chuyên môn hóa cán bộ tín dụng

    7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

    Một số kiến nghị khác

    1. Hoàn thiện hành lang pháp lý

    2. Quản lý lãi suất và tự do hoá tài chính

    3. Hỗ trợ ngân hàng khơi thông nguồn vốn

    4. Đa dạng hoá các công cụ tài chính - hòan thiện thị trường tài chính

    5. Hình thành, hoàn thiện hệ thống liên ngân hàng và hệ thống quỹ bù đắp

    rủi ro liên ngân hàng

    6. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức trong hệ thống

    ngân hàng

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo


    PHẦN I : TÍN DỤNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN.​1. Bản chất, đặc điểm và các hình thức tín dụng.

    a. Bản chất của tín dụng.

    Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức.

    b. Đặc điểm của tín dụng

    Quan hệ tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngoài đặc điểm chung là quyền sở hữu vốn tách rời quyền sử dụng vốn, còn có đặc điểm lớn là: có nhiều quan hệ tín dụng khác nhau với những nguồn lợi tức khác nhau phản ánh nền kinh tế nhiều thành phần. Các quan hệ tín dụng này vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây cũng là lĩnh vực đấu tranh gay gắt, đòi hỏi quan hệ tín dụng thuộc kinh tế nhà nước phải không ngừng lớn mạnh để đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong quan hệ tín dụng của toàn xã hội.

    c. Các hình thức của tín dụng.

    - Theo tính chất của quan hệ tín dụng thì có các hình thức:

    + Tín dụng thương mại:

    Đây là việc mua bán chịu hàng hoá hoặc dịch vụ với kỳ hạn nhất định. Nó là hình thức vay nợ lẫn nhau giữa người mua và người bán, nhưng đối tượng vay nợ không phải bằng tiền mà bằng hàng hoá dịch vụ. Để khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, giữ giá trị của vốn trong trường hợp lạm phát và có lãi nhất định, giá bán chịu thường cao hơn giá bán thanh toán tiền ngay. Khi bán chịu người mua phải viết cho người bán một phiếu nhận nợ gọi là kỳ phiếu thương mại. Khi đến hạn người bán căn cứ vào kỳ phiếu để thu nợ người mua. Trong trường hợp người bán cần tiền trước thời hạn có thể đem kỳ phiếu đến các ngân hàng thương mại thực hiện chiết khấu kỳ phiếu để được nhận tiền theo quy định chung.

    Mặc dù, hình thức tín dụng này là cần thiết trong nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là hình thức cần được khuyến khích, nhất là khi tín dụng ngân hàng của các ngân hàng thương mại xuất hiện và phát triển. Vì tình trạng mua bán chịu, nếu diễn ra thành hệ thống dễ dẫn đến một khâu (người mua chịu) không trả được nợ, cả hệ thống đổ vỡ làm rối loạn nền kinh tế.



    + Tín dụng ngân hàng:

    Trong các hình thức tín dụng, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng to lớn của kinh tế thị trường và là quan hệ tín dụng chủ yếu giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng là hình thức mà các quan hệ tín dụng được thực hiện thông qua vai trò trung tâm là ngân hàng. Nó đáp ứng phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp và dân cư. Theo đà phát triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức chủ yếu mang tính phổ biến không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế.

    - Nếu phân chia theo thời gian thì có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn (trên 1 năm và dưới 2 năm) và tín dụng dài hạn (trên 5năm). Nếu phân chia theo đối tượng đầu tư của tín dụng thì có tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định.

    - Theo chủ thể của quan hệ tín dụng thì có các hình thức:

    + Tín dụng Nhà nước:

    Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế trong nước, giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư, giữa nhà nước với các chính phủ và các nước khác.

    Hình thức này được thực hiện thông qua việc nhà nước phát hành công trái bằng thóc, bằng vàng, bằng tiền để vay dân khi ngân sách nhà nước thiếu hụt thông qua vay chính phủ nước ngoài dưới hình thức tiền tệ.

    Tính hiệu quả của hình thức tín dụng nhà nước phụ thuộc vào việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa Nhà nước và người cho vay. Muốn vậy, phải bảo đảm lãi suất tín dụng nhà nước phù hợp với lãi suất tín dụng ngân hàng, thời gian trả phải bảo đảm đúng thời hạn ghi trên công trái hoặc giấy nhận nợ, phương thức thanh toán đơn giản, thuận tiện cho người cho vay.

    + Tín dụng tập thể:

    Tín dụng tập thể là hình thức tín dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện góp vốn của các thành viên cho nhau vay hoặc để cùng nhau kinh doanh tín dụng. Nó tồn tại dưới hình thức tổ chức như các hiệp hội tín dụng, hợp tác xã tín dụng. Tín dụng tập thể là hình thức có vai trò bổ sung cho tín dụng ngân hàng về huy động và cho vay chủ yếu ở nông thôn.

    Tín dụng tập thể là hình thức tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò rất quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn khi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và khi ngân hàng chưa vươn tới từng hộ nông dân. Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thực khi các tổ chức tín dụng tập thể có cơ chế kinh doanh phù hợp, tồn tại và phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật, nhất là pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và có sự giúp đỡ của Nhà nước.

    Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ngoài các hình thức tín dụng chủ yếu trên còn có một số hình thức tín dụng khác nhau như tín dụng tiêu dùng, tín dụng học đường .

    - Phân loại tín dụng theo phạm vi phát sinh tác dụng ta có: tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế, tín dụng khu vực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...