Tiểu Luận Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU
    -Tín dụng được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là mối quan hệ vay mượn, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng.
    - Mục đích của bài viết là mong một phần làm sáng tỏ, nêu bật nên được tầm quan trọng của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường nói chung và đặc biệt là quan hệ tín dụng trong nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng thông qua việc phân tích bản chất , chức năng, vai trò cũng như các hình thức tồn tại của quan hệ tín dụng , đồng thời có đặt nó trong điều kiện cụ thể của nước ta -một nước đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đề tài: Tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    NỘI DUNG CHÍNH
    I, Bản chất và chức năng của quan hệ tín dụng:
    1,Bản chất của quan hệ tín dụng:
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá không có ai chỉ mua hàng hoá hoặc ngược lại. Các doanh nghiệp khi thì họ đóng vai trò người mua mua các yếu tố đầu vào từ các hộ gia đình và khi thì họ lại đóng vai trò người bán bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Hộ gia đình thì mua hàng hoá, dịch vụ từ các doanh nghiệp và bán các yếu tố sản xuất như sức lao động cho các doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Còn ở địa vị của chính phủ thì khi họ đóng vai trò người mua hàng hoá, khi thì họ là người đầu tư hay người bán. Như vậy sẽ nảy sinh tình huống sự vận động của tiền tệ trong quá trình sản xuất không ăn khớp với nhau về thời gian và không gian nảy sinh ra tình hình sau: Có những doanh nghiệp đã tiêu thụ được hàng hoá nhưng chưa đến kỳ trả công cho người lao động, chưa phải mua nguyên vật liệu, hoặc các khoản chi chưa phải thanh toán v.v tức là doanh nghiệp có tồn tại khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, không sinh lời. Ngược lại, có doanh ngiệp chưa tiêu thụ được hàng hoá,nhưng lại có nhu cầu tiền mua sắm trang thiết bị v.v Mặt khác, trong các tầng lớp dân cư có bộ phận không tiêu hết ngay số tiền họ kiếm được mà để giành sử dụng vào các mục đích khác nhau của đời sống, tức là có khoản tiền nhàn rỗi nhưng bộ phận dân cư khác lại đang cần tiền cho các nhu cầu chi phí cho các khoản lớn hơn. Tình hình này cũng tương tự với các tổ chức kinh tế, và ngay cả Nhà Nước cũng cần tiền để bù đắp những thiếu hụt ngân sách.
    Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, các tổ chức kinh doanh, bộ phận dân cư có số tiền nhàn rỗi trong lưu thông, với tư cách là những người chủ sở hữu tiền tệ ai cũng muốn sao cho đồng tiền cua mình sinh lời. Ngược lại, có bộ phận doanh ngiệp, bộ phận dân cư cần sử dụng số tiền đó trong thời gian nhất định và họ chấp nhận trả một khoản tiền lời nhất định. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua hình thức tín dụng.
    Vậy tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ mà người chủ sở hữu tiền tệ cho người khác vay trong thời gian nhất định để thu món tiền lời gọi là lợi tức.
    Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn cho vay. Sự cần thiết của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hàng hoá được quyết định bởi đặc điểm sản xuất hàng hoá, bởi sự phát triển của chức năng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Như vậy sự ra đời của quan hệ tín dụng là một tất yếu khách quan trong một nền kinh tế phát triển.
    2,Các chức năng của tín dụng:
    Là một bộ phận của hệ thống tài chính, quan hệ tín dụng cũng có chức năng phân phối và giám đốc.


    MỤC LỤC:

    Phần1: Lời nói đầu 1
    Phần 2: Nội dung chính 2
    I, Bản chất của quan hệ tín dụng: 2
    1, Bản chất và chức năng của quan hệ tín dụng 2
    2,Các chức năng của tín dụng 2
    II,Vai trò và các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3
    1,Vai trò của tín dụng 3
    2 , Các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
    III, Thực trạng ,quan điểm và những giải pháp đổi mới quan hệ tín dụng ở Việt Nam 5
    1,Tín dụng ngân hàng 5
    2, Tín dụng Nhà Nước 12
    3, Tín dụng tập thể 17
    IV, Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng 25
    1, Về quan điểm 25
    2, Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị
    trường tín dụng 25
    Phần 3: Kết luận 28
     
Đang tải...