Luận Văn Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

    CHƯƠNG I
    TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    I . TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG.
    1.1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG.
    1.1.1. Khái niệm .
    Trong nền kinh tế hàng hoá tiền là phương tiện thanh toán chủ yếu trong tất cả các muối quan hệ kinh tế, nền kinh tế hàng hoá càng phát triển bao nhiêu thì tốc độ quay vòng của đồng tiền càng nhanh bấy nhiêu, lúc này bản thân mỗi chủ thể kinh tế không thể tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình mà họ phải dựa vào các chủ thể kinh tế khác đặc biệt là Các tổ chức tín dụng thông qua quan hệ tín dụng mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của mình. Chính vì thế ta có thể nói cơ sở hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng chính là sự tin tưởng và nhu cầu về vốn trong nền kinh tế hàng hoá. Từ cơ sở hình thành đó ta có thể đưu ra một khái niệm chung về quan hệ tín dụng như sau :
    Tín dụng là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn của lẫn nhau một cách tạm thời và dựa trên nguyên tắc hoàn trả tin tưởng.
    Từ khái niệm trên ta có thể thấy tín dụng không phải là quan hệ mua bán , chỉ xảy ra trong thời gian nhất định và phải được xác định trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Nói chung đứng trên mỗi góc độ khác nhau người ta sẽ có cách hiểu khác nhau về tín dụng , chính vì thế mà theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt nam đã đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng như sau:
    “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng ” . Trong đó cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay , chiết khấu , cho thuê tài chính , bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác .
    Dù đứng trên quan điểm như thế nào chăng nữa thì bản chất hoạt động tín dụng không hề thay đổi: Trong quan hệ tín dụng ngườn cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định chứ không nhường quyền sở hữu và người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến hạn đã thoả thuận . Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lãi suất.
    1.1.2. Đặc điểm của quan hệ tín dụng
    Xuất phát từ cơ sở hình thành cũng như khái niệm về quan hệ tín dụng ta có thể đưa ra một số đặc điểm về quan hệ tín dụng như sau:
    -Trong quan hệ tín dụng không có sự vận động của quyền sở hữu mà chỉ thay đổi quyền sử dụng trong một thời gian nhất định .
    -Giá cả trong quan hệ tín dụng chính là lãi suất tín dụng.
    -Người cho vay nhận được thu nhập dưới hình thức lãi suất . Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá cả trong quan hệ tín dụng không ngang bằng với giá trị mà giá cả trong quan hệ tín dụng là biểu hiện bằng tiền của giá trị quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định
    -Thời gian được xác định trên cơ sở giữa người đi vay và người cho vay.
    -Quan hệ tín dụng được dựa trên yếu tố tin tưởng .
    1.2.Sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
    Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời thì quan hệ tín dụng cũng được hình thành và phát triển . Nền kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì kéo theo thị trường tài chính tiền tệ cũng phát triển một cách thích ứng. Trong nền kinh tế thị trường tiền tệ là một phạm trù kinh tế, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá là yếu tố cần thiết của quá trình sản suất . Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ tham gia vào quá trình tuần hoàn vốn . Trong quá trình đó phát sinh tình trạng tạm thời nhàn rỗi và tạm thời thiếu vốn ở các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế .
    Vậy tại sao quan hệ tín dụng lại cần thiết trong nền kinh tế thị trường, điều này được lý giải ở trên những khía cạnh sau:
    1.2.1. Trong nền kinh tế thi trường mỗi doanh nghiệp đều muốn được thể hiện và khẳng định mình trên thương trường . Muốn thắng được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có được ba yếu tố đó là : Vốn; Lao động; Khoa học công nghệ, trong đố có thể nói Vốn là yếu tố nền tảng hình thành nên hai yếu tố còn lại. Nếu có vốn thì mỗi doanh nghiệp sẽ mua được máy móc thiết bị , vây dựng nhà xưởng v.v.v. Đồng thời họ cũng thuê được lao động , đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng cao hơn. Nhưng rõ ràng là với số vốn tự có của mình thì bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ không thể đảm bảo được tất cả các mối quan hệ kinh tế , chính vì thế mà trong nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại hai nguồn chính đó là Nợ và Vốn chủ sở hữu. Do đó quan hệ tín dụng được hình thành một cách khách quan trong chính nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường , chỉ có quan hệ tín dụng ra đời mới đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung , các doanh nghiệp nói riêng . Ngân hàng sẽ là tổ chức tài chính trung gian cung cấp nghiệp vụ đó , đồng thời là người điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu góp phần làm ổn định và phát triển nền kinh tế .
    1.2.2. Trong nền kinh tế thị trường ở bất kỳ thời điểm nào cũng xuất hiện tượng: “ Tạm thời thừa vốn” và “ Tạm thời thiếu vốn “
    1.2.2.1. “Tạm thời thừa vốn”.
    Thừa ở đây với nghĩa là tổ chức , đơn vị đó có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Điều nay được thể hiện cụ thể trong từng chủ thể của nền kinh tế .
    - Chính phủ :
    Trong nền kinh tế quốc dân việc thu chi xảy ra không đồng thời, thông thường các khoản thu nhập thì tạp trung theo định kỳ còn các khoả chi thì được phân bổ dần dần nên trong một khoảng thời gian nhất định sẽ xuất hiện số tiền nhàn rỗi từ Ngân sách nhà nước
    - Các doanh nghiệp :
    Nguồn thu của các doanh nghiệp và nguồn chi của các doanh nghiệp có sự không thống nhất về mặt thời gian vì những lý do: Hàng hoá sản xuất ra đã tiêu thụ được ; Lương của các công nhân chưa đến hạn trả; Tiền chưa phải trả do mua chịu hàng hoá; Dự trữ của doanh nghiệp ; Chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và trả lãi suất Ngân hàng ; Các quỹ chưa được sử dụng ; Lợi nhuận của doanh nghiệp . Điều này dẫn đến các doanh nghiệp luôn có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định.
    - Cá nhân người tiêu dùng:
    Trong hoạt động sản suất kinh doanh , các cá nhân trong xã hội sẽ nhận được phần thu nhập của mình dưới các hình thức : tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, lợi nhuận thu được . Một phần của các phần thu nhập này không chỉ tiêu dùng ngay mà còn để dành tiêu dùng trong tương lai . Phần tiền để dành này hình thành lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi rất lớn trong nền kinh tế
    - Nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài:
    Mỗi quốc gia vì lí do như là muốn tham gia vào các tổ chức quốc tế hay là để đảm bảo an toàn cho nên kinh tế cũng như ổn định đồng tiền trong nước họ thường giữ một khoản tiền tại các Ngân hàng ở nước ngoài để giao dịch hay một định chế tài chính quốc tế hoặc có một lượng vốn dồi dào mà không đêm đầu tư tiếp . thương mại quốc tế ngày càng mở rộng dẫn đến mỗi quốc gia đều có một tài khoản của mình ở nước ngoài để giao dịch . Chính những lí do đó đã tạo nên một lượng vốn nhàn rỗi không nhỏ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định.



     
Đang tải...