Thạc Sĩ Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Mô hình kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam ra ra đời ngay sau khi miền Bắc được hoà bình, cuộc kháng chiến chống Pháp thành công. Thời điểm này miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và phát triển phong trào hợp tác xã ở nông thôn. Tại miền Nam, sau ngày 30-4-1975 khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, phong trào hợp tác xã cũng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Có thể nói, mô hình kinh tế hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, với các mô hình cụ thể như: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, của những năm thời kỳ bao cấp của cả nước. Trong thời kỳ này, với hệ thống ngân hàng một cấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình kinh tế hợp tác xã.

    Bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội toàn diện của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay mô hình kinh tế hợp tác xã vẫn tồn tại trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở nông thôn và trong một số lĩnh vực ngành nghề.
    Trải qua hơn 40 năm xây dựng, phong trào HTX nước ta tuy có những bước thăng trầm, song nhìn chung vẫn liên tục phát triển. Luật HTX ban hành tháng 6/1996 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho mô hình kinh tế HTX phát triển, khẳng định mạnh mẽ việc Nhà nước vẫn coi trọng kinh tế HTX và tạo điều kiện để nó phát triển, mặc dù kinh tế HTX đang ở giai đoạn khó khăn. Các địa phương trong cả nước đã thực hiện chuyển đổi hoạt động của các HTX theo luật, kịp thời chỉnh sửa những lệch lạc, khắc phục những tồn tại của mô hình cũ.

    Đến nay trên cả nước có 16.899 HTX, trong đó có 9.313 HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp, 515 HTX thương mại - dịch vụ, 2.325 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 542 HTX xây dựng, 591 HTX thuỷ sản, 1.086 HTX giao thông vận tải và 1.629 các loại hình HTX khác. Đó là một lực lượng hùng hậu kinh tế HTX phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Tuy nhiên việc đổi mới hoạt động, cũng như đổi mới quản lý của kinh tế hợp tác xã cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đảng và nhà nước ra nhiều nghị quyết quan trọng, môi trường pháp lý cho hoạt động của hợp tác xã cũng không ngừng được hoàn thiện.
    Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đều đã khẳng định: “Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” và “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”.
    Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 đã thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996; có hiệu lực từ ngày 1/1/1997 và các văn bản dưới luật, cùng một số chính sách khác đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã phát triển. Tuy nhiên kinh tế HTX ở Việt Nam thiếu năng động, hoạt động còn mang tính hình thức, năng lực quản lý và điều hành yếu, hiệu quả hoạt động kém, quy mô dàn trải, không phản ánh đúng quan hệ sản xuất, chưa theo kịp cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Trong khi, những năm qua phong trào hợp tác xã quốc tế với 96 nước thành viên đang rất phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho xã viên và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đó.

    Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, Khoá IX, ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: “Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”.
    Mặc dù vậy, một trong số các vấn đề cấp bách đặt ra cần được giải quyết đó là đổi mới chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hợp tác xã.

    Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO từ ngày 7-11-2006, song thực tiễn đặt ra là những người sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, năng lực tiếp cận với thị trường hạn chế, nên thường là những người yếu thế, bị thua thiệt trong cạnh tranh của quá trình hội nhập. Vì vậy mô hình kinh tế hợp tác có vai trò rất quan trọng liên kết họ lại, là cầu nối về vốn, công nghệ, thị trường và thông tin khác, để họ đứng vững trong cạnh tranh. Như vậy phát triển kinh tế hợp tác xã còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc đặt ra của chính quá trình hội nhập.

    Song một trong những nhân tố rất quan trọng để cho kinh tế hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và phát triển được thì đòi hỏi phải có vốn. Nhưng một thực tế đặt ra là vốn tự có của hợp tác xã rất hạn chế, mà chủ yếu tồn tại dưới dạng quyền sử dụng đất, trụ sở và nhà xưởng cũ nát, công nợ dây dưa, vốn đóng góp bằng tiền của xã viên cũng rất ít, nên phải trông chờ chủ yếu vào vốn vay ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đa số các HTX không vay được vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn kinh tế HTX phát triển thì vai trò của tín dụng ngân hàng là rất quan trọng. Ngược lại các NHTM cũng không mở rộng được quy mô vốn cho vay kinh tế hợp tác xã do đối tượng khách hàng này không đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc và chính sách tín dụng hiện hành. Hơn nữa, các NHTM cũng muốn phát triển các dịch vụ khác tại thị trường giàu tiềm năng này bên cạnh việc cho vay vốn nhưng cũng còn nhiều trở ngại. Mâu thuẫn này đang đặt ra rất cấp bách trong thực tiễn cần được nghiên cứu, giải quyết.

    Chính vì vậy Luận án lựa chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên.




    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ . 7
    1.1. KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI . 7
    1.1.1. Khái niệm hợp tác xã và phát triển kinh tế hợp tác xã 7

    1.1.2. Bản chất kinh tế hợp tác xã 13

    1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của hợp tác xã . 15

    1.1.4. Vai trò kinh tế HTX đối với phát triển kinh tế - xã hội 16

    1.1.5. Các loại hình hợp tác xã 20

    1.1.6. Tiêu chí phản ánh sự phát triển kinh tế hợp tác xã . 21

    1.1.7. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hợp tác xã 26

    1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ . 34
    1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng . 34

    1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng trong khu vực kinh tế hợp tác xã . 35

    1.2.3. Cơ chế tác động của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh

    tế HTX 36

    1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ . 49
    1.3.1. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế HTX của một số nước 49

    1.3.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế về tín dụng ngân hàng góp phần

    thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã 58

    Kết luận chương 1 62



    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN

    PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM .63

    2.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2007 63
    2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 . 63

    2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã giai đoạn 2000-2007 . 67

    2.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã . 85

    2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM . 88
    2.2.1. Cơ chế và chính sách tín dụng đối với kinh tế hợp tác xã . 88

    2.2.2. Thực trạng quy mô tín dụng đối với hợp tác xã . 94

    2.2.3. Chất lượng tín dụng cho vay hợp tác xã và xử lý rủi ro . 113

    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM 119
    2.3.1. Kết quả đạt được . 119

    2.3.2. Những hạn chế 136

    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế . 140

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM 152
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở

    VIỆT NAM . 152

    3.1.1 Chủ trương và định hướng phát triển kinh tế hợp tác xã 152

    3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác xã đến năm 2010 và dự báo

    đến năm 2015-2020 . 157

    3.1.3. Một số cơ hội và thách thức về hoạt động tín dụng ngân hàng đối

    với kinh tế Hợp tác xã trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 160



    3.2. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN PHÁT

    TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM . 162

    3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế hợp tác xã với

    lãi suất hợp lý 162

    3.2.2. Mở rộng cho vay kinh tế hợp tác xã kết hợp với nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các dự án của hợp tác xã . 166
    3.2.3. Tăng hạn mức tín dụng và linh hoạt thời hạn cho vay đối với

    kinh tế hợp tác xã 173

    3.2.4. Đơn giản hoá thủ tục cho vay 174

    3.2.5. Đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với kinh tế hợp tác xã 176

    3.2.6. Đa dạng các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay đối với

    kinh tế hợp tác xã 180

    3.2.7. Nâng cao trình độ nhận thức và nâng cao trình độ của cán bộ tín

    dụng trong hoạt động cho vay kinh tế hợp tác xã . 185

    3.2.8. Giải pháp khác . 189

    3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 191

    3.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã 191

    3.3.2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ cho hợp tác xã 195

    3.3.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã . 197

    3.3.4. Giải pháp điều kiện khác . 200

    KẾT LUẬN 204

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 208

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 209
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...