Tiến Sĩ Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1
    1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 1
    1.1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 3
    1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
    1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
    1.1.5. Vốn và nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV 11
    1.2. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 13
    1.2.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng 13
    1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng 15
    1.2.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 16
    1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 16
    1.2.3.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 17
    1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và sự phát triển của DNNVV 24
    1.3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 24
    1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV 25
    1.4. Khái quát về mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 27
    1.4.1. Khái quát về mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 27
    1.4.1.1. Khái niệm về mở rộng quy mô tín dụng 27
    1.4.1.2. Sự cần thiết mở rộng quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 28
    1.4.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV 31
    1.4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 34
    1.4.2. Khái quát về chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 40
    1.4.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng 40
    1.4.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng ngân hàng 41
    1.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV 42
    1.4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 44
    1.4.3. Mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 48
    1.5. Bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 49
    CHƯƠNG 2: QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 55
    2.1. Sơ lược tình hình kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh 55
    2.2. Khái quát về hoạt động của DNNVV trên địa bàn TP.HCM 56
    2.2.1. Số lượng và cơ cấu ngành nghề của DNNVV 57
    2.2.2. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 59
    2.2.3. Công nghệ và thiết bị 60
    2.2.4. Thị trường và sản phẩm 60
    2.2.5. Nguồn nhân lực 60
    2.2.6. Khả năng DNNVV tiếp cận vốn tín dụng và mức độ đáp ứng của ngân hàng 61
    2.3. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM 66
    2.3.1. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 66
    2.3.2. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 67
    2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM
    2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng
    2.4.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng
    2.4.3. So sánh thị phần hoạt động kinh doanh giữa Agribank và các NHTM khác trên địa bàn TP.HCM
    2.5. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 80
    2.5.1. Hoạt động huy động vốn 80
    2.5.2. Hoạt động cho vay DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 84
    2.5.2.1. Quy trình cho vay đối với DNNVV 84
    2.5.2.2. Bảo đảm tiền vay 85
    2.5.2.3. Lãi suất áp dụng 86
    2.5.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 87
    2.6. Thực trạng quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 96
    2.6.1. Quy mô tín dụng đối với DNNVV 96
    2.6.1.1. Quy mô tín dụng đối với DNNVV qua các chỉ tiêu đánh giá 96
    2.6.1.2. Quy mô tín dụng đối với DNNVV trong mối tương quan trong hệ thống Agribank 98
    2.6.1.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 100
    2.6.2. Chất lượng tín dụng đối với DNNVV 108
    2.6.2.1. Chất lượng tín dụng đối với DNNVV qua các chỉ tiêu tài chính 108
    2.6.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 111
    2.6.3. Đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TPHCM qua mô hình SWOT 115
    2.6.3.1. Điểm mạnh
    2.6.3.2. Điểm yếu
    2.6.3.3. Cơ hội 125
    2.6.3.4. Thách thức 126
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.

    3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 128
    3.1.1. Tư tưởng chỉ đạo 128
    3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn đô thị loại 1 128
    3.1.3. Mục tiêu thị phần 129
    3.2. Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việ Nam trên địa bàn TP.HCM
    3.2.1. Giải pháp về phía ngân hàng 130
    3.2.1.1. Giải pháp mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 130
    3.2.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 133
    3.2.1.3.Giải pháp chung 138
    3.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 165
    3.2.2.1. Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin kinh doanh 165
    3.2.2.2. Nắm bắt nhu cầu thị trường, quản lý rủi ro trong kinh doanh 166
    3.2.2.3. Phát huy tính linh hoạt và đa dạng của DNNVV 166
    3.2.2.4. Đổi mới và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp. 167
    3.2.2.5. Đổi mới mô hình quản lý và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự chuyên nghiệp trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp 167
    3.2.2.6. Đổi mới kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau 167
    3.2.2.7. Ổn định tình hình tài chính doanh nghiệp 168
    3.2.2.8. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp và công tác phát triển nguồn nhân lực 168
    3.2.2.9. DNNVV cần tận dụng các chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV 169
    3.3. KHUYẾN NGHỊ 169
    3.3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ 169
    3.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 171
    KẾT LUẬN 173
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong việc phát
    triển kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với hệ thống kinh tế xã hội của đất
    nước. Trong những năm vừa qua, mặc dù có nhiều cố gắng t iếp cận nguồn vốn vay
    của các ngân hàng thương mại (NHTM) song doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
    vẫn gặp phải những rào cản: đó là môi trường vĩ mô không ổn định, khung pháp lý
    chưa hoàn chỉnh, công chúng và NHTM chưa đánh giá đúng mức vai trò của doanh
    nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội Trong khi đó, nguồn vốn tín
    dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam vẫn rất dồi dào mà ngân hàng thương mại không
    dám cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với khối lượng lớn do sợ sức nặng rủi ro.
    Nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng như việc tìm lối
    ra cho nguồn vốn tín dụng của NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông
    nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng đã được đề cập trong
    nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây. Tuy n hiên, làm thế nào để vừa giải
    quyết được nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là doanh
    nghiệp nhỏ và vừa, vừa mang lại hiệu quả và an toàn vốn vay cho ngân hàng vẫn là
    vấn đề thời sự đang được bàn luận. Trong thực tế, để có thể giải quyết vấn đề này
    một cách thấu đáo, tôi nhận thấy cần trả lời được các câu hỏi sau:
    - Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có vai trò quan trọng như thế nào đối
    với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?
    - Nguyên nhân dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của
    doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam
    nói riêng hiện nay là gì?
    - Làm thế nào để ngân hà ng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Việt
    Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng vừa có thể
    đáp ứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, vừa mở rộng quy mô và nâng
    cao được chất lượng tín dụng?
    Những yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết trước yêu cầu hội nhập nền
    kinh tế thế giới của cả DNNVV và của NHTM nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam
    nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp về mở rộng quy mô và
    nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt
    Nam trên địa bàn TP.HCM là một trong những vấn đề cần thiết để phát triển kinh tế,
    giúp DNNVV và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới.
    2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
    Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng quy mô và nâng cao
    chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
    Ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu về các loại rủi ro đối với hoạt động ngân
    hàng và một số mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng như Mô hình điểm số Z (Z -
    Credit scoring model) do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh
    nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
    dụng đối với người vay, các biến được dùng là các hệ số tài chính của người vay.
    Nhược điểm của mô hình này là chỉ quản lý rủi ro thông qua xác suất vỡ nợ của
    người vay trong quá khứ.
    Năm 1993, Fair, Isaac, một công ty hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lĩnh vực thang
    điểm người tiêu dùng giới thiệu mô hình thang điểm tín dụng có thể xử lý những hạn
    mức tín dụng và khoản vay có kỳ hạn lên đến 250.000 USD thông qua bản thân
    khách hàng, doanh nghiệp, thông tin từ những văn phòng thông tin tín dụng và lịch
    sử tín dụng của khách hàng. Mô hình này đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu để ngân hàng
    chấm điểm khách hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này cũng chỉ liên quan đến chính bản
    thân khách hàng mà không đề cập đến những nhân tố liên quan đến sự thay đổi của
    môi trường kinh doanh và hoạt động của chính ngân hàng trong quá trình ngân hàng
    chấm điểm và quản lý khoản vay.
    Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng năm 1988 ban hành Basel I đã
    đề cập đến các mô hình thiết lập qui trình quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng,
    được hoàn thiện thêm bằng Basel II (2004). Trước những diễn biến phức tạp của
    khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính
    - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên
    bản thứ 3 (Basel III) năm 2010 về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.
    Đồng thời Basel cũng đưa ra những nguyên tắc về rủi ro và an toàn tín dụng,
    như sau:
    - Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này,
    Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách
    rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong
    hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro ). Trên cơ sở này,
    Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các
    chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi
    hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng
    cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình,
    đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy
    ban của Hội đồng quản trị.
    - Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác
    định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng
    khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng ). Ngân hàng cần xây dựng các
    hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để
    tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được
    trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành
    nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các
    sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng
    và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham
    gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh
    nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê
    duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở
    giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý
    đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
    - Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10
    nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các
    danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông
    tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay theo quy mô và
    mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt
    và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng để phát
    hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm
    đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính
    sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng
    có vấn đề. Trách nhi ệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận
    tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và
    bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng
    phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín
    dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro
    của ngân hàng.
    Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng quy mô và
    nâng cao chất lượng tín dụng, song cũng chỉ nghiên cứu trên bình diện lý luận chung
    hoặc đi vào phạm vi nghiên cứu tại các NHTM cổ phần, hay tại một địa phương cụ
    thể Một số tác giả khác nghiên cứu với bối cảnh cụ thể là các ngân hàng thương
    mại nhà nước khác song do tính chất các ngân hàng khác nhau về tính đặc thù,
    chuyên biệt hóa, nên không thể lấy kết quả nghiên cứu của họ áp dụng một cách rập
    khuôn vào mô hình của hệ thống của các ngân hàng thương mại , nhưng việc đưa ra
    các quy trình và mô hình phân tích tính dụng nhằm giúp mở rộng quy mô và nâng
    cao chất lượng tín dụng gần như không có.
    Đối với đề tài nghiên cứu về tín dụng với DNNVV tại Việt Nam, đã có nhiều
    công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:
    Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tí n dụng của
    doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009)
    các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong những
    cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
    Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn
    vốn của DNNVV xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân
    hàng thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản
    đối với DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập đến các
    nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, DNNVV có
    thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của mình [ 46].
    Đề tài nghiên cứu của TS. Võ Việt Hùng (2009) về “giải pháp mở rộng tín
    dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn
    TP.HCM, đề tài đã nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp để mở rộng tín dụng
    của Agribank trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phấn
    tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng chung của Agribank trên
    địa bàn TP.HCM, chưa chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng tín dụng, đồng thời
    không phân tích về mô hình SWOT của Agribank và cũng không có khảo sát về vấn
    đề nghiên cứu [8]
    Nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông (2010) trong đề tài “Tài trợ tín
    dụng ngân hàng cho DNNVV – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố
    Hồ Chí Minh”, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của DNNVV trên địa bàn
    Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống doanh
    nghiệp này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp
    cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại [19]
    Đề tài nghiên cứu của TS. Võ Đức Toàn (2012) về “Tín dụng đối với
    DNNVV của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM”, đề tài đã nghiên cứu về
    thực trạng và đề ra các giải mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM
    cổ phần đối với DNNVV trên địa bàn TP.HCM, trong đó đề tài đã khảo sát về
    DNNVV, khảo sát các NHTM cổ phần liên quan đến tín dụng ngân hàng đối với
    DNNVV, tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều vào phân tích, đánh giá về DNNVV,
    chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá về hoạt động của ngân hàng đối với DNNVV,
    chưa đánh giá hết chất lượng tín dụng đối với DNNVV, chưa đánh giá được hoạt
    động của NHTM cổ phần qua mô hình SWOT, đồng thời các giải pháp chưa chi tiết
    để giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp và chất lượng tín dụng ngân hàng [ 21]
    Trong luận án của TS. Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tà i “Phát triển dịch vụ
    ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” tác giả đã đánh
    giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng
    thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV [22]
    Nghiên cứu của PGS.TS Đoàn Thanh Hà và công sự (2013) trong đề tài cấp
    thành phố “Nghiên cứu lộ trình và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
    các DNNVV thành phố Cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau thời kỳ
    khủng hoảng kinh tế thế giới” thì một trong yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực
    cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn Thành phố Cần Thơ là quy mô vốn nhỏ, thiếu
    vốn và gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn cũng như các kênh cung ứng vốn.
    Để hệ thống doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh thì mở r ộng khả năng
    tiếp cận nguồn vốn là một trong những giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đề
    cập đến [4]
    Đến thời điểm hiện nay, chưa thấy một nghiên cứu toàn diện về tín dụng ngân
    hàng đối với DNNVV trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn
    TP.HCM. Vì vậy đề tài này sẽ có những điểm khác biệt so với những nghiên cứu
    trước đây về cách thức đánh giá gắn liền với địa điểm nghiên cứu và các quy trình,
    mô hình chuẩn mực trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
    nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này lại gặp
    không ít khó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là nhu cầu vốn sản xuất kinh
    doanh. Đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh tạm thời thiếu cho DNNVV bằng
    nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nhu cầu bức xúc hiện nay.
    Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV thường gặp không ít
    khó khăn, trong đó một khó khăn nổi cộm là thiếu vốn. Để đáp ứng nhu cầ u vốn sản
    xuất kinh doanh tạm thời thiếu, NHTM trong đó có các chi nhánh NHNo&PTNT
    Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, cần thấy được những hạn chế và những nguyên
    nhân của hạn chế, trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho DNNVV. Trên cơ sở
    đó có thể tìm kiếm được những giải pháp thích hợp, có căn cứ khoa học và thực tiễn,
    nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh
    NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM đối với DNNVV trong thời gian tới.
    Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tà i luận án này.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài định hướng tập trung vào việc phân tích, đánh
    giá quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNNVV, để từ đó thấy được những thành
    tựu và hạn chế trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đ ề xuất các giải pháp hữu hiệu
    nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV trong thời
    gian tới.
    Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng được lựa chọn để phục vụ nghiên cứu là các
    chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, kết hợp
    tham khảo thông tin có liên quan của một số NHTM khác kể cả ngân hàng nước
    ngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu sẽ dựa trên báo cáo
    thường niên của các ngân hàng từ năm 2008 - 2012.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Luận án tập trung giải quyết nội dung nghiên cứu một vấn đề về lĩnh vực kinh
    tế - tài chính, xuất phát từ một nhu cầu thực tế khách quan, đó là gia tăng việc hỗ trợ
    vốn tín dụng cho DNNVV trên địa bàn TP.HCM; thông qua việc mở rộng quy mô và
    nâng cao chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại
    TP.HCM.
    Vì vậy, để tiến hành thực hiện đề tài, sau khi hệ thống hóa một cách chọn lọc
    những nội dung kiến thức lý luận cơ bản, cần thiết làm nền tảng xuyên suốt quá trình
    nghiên cứu; tác giả lựa chọn và vận dụng các phương pháp truyền thống thích hợp,
    như thống kê tập hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp có liên quan, trong một khoản thời
    gian cần thiết; từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, kết hợp đối chiếu so sánh các
    hiện tượng có liên quan. Trên cơ sở kết quả phân tíc h, tiến hành tổng hợp nhận định
    để rút ra các vấn đề tồn tại, cùng với những nguyên nhân của chúng; bao gồm cả
    nguyên nhân từ phía chủ quan cũng như khách quan. Đây cũng chính là căn cứ xuất
    phát, để tìm giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại, được phát hiện từ quá trình
    phân tích.
    Để có thêm cơ sở dữ liệu cần thiết góp phần tăng thêm tính khoa học, độ tin
    cậy và khách quan của các kết luận phân tích, cũng như các giải pháp được đề xuất,
    luận án cũng kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát, thăm dò ý kiến củ a các đối
    tượng có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...