Thạc Sĩ Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Mit Barbie, 2/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1-Tính cấp thiết của đề tài

    Xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả trong giai đoạn sắp tới. Sau hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Trong đó có vấn đề nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách ngày càng giãn rộng. Hàng năm, nước ta có trên một triệu người đến tuổi lao động cần việc làm, đồng thời có một số lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức trong các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, Mặt khác, dân số nước ta gần 80% là lao động nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất thấp Một bộ phận dân cư còn sống ở mức nghèo đói nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các đối tượng này rất khó tiếp cận với vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại vì họ không có các điều kiện về tài sản bảo đảm nợ vay, chưa quen với vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Do vậy, xóa đói giảm nghèo và việc làm được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu chính trị xã hội mang tính chiến lược lâu dài và được đặt thành chương trình quốc gia và có nhiều chính sách để thực hiện. phát triển kinh tế – xã hội phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Trong rất nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo còn gặp khó khăn trong sản xuất. ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ra đời với nhiệm vụ thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhằm phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

    Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng được thành lập từ năm 2003. Qua bốn năm thực hiện chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc
    gia giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2003 - 2006 của tỉnh. Từ hoạt động thực tiễn của NHCSXH tại địa phương, tôi chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

    2- Mục đích nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nhằm những mục đích sau:

    - Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Chính sách tín dụng, tín dụng ngân hàng, tín dụng chính sách.
    - Sự cần thiết tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển ngân hàng Chính sách xã hội.
    - Thông qua thực tiễn hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng trong bốn năm qua, nêu lên những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đối với công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

    3- Đối tượng nghiên cứu : Việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.

    4- Phạm vi nghiên cứu : Quá trình thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng từ năm 2003 đến 2006, có so sánh với số liệu năm 2001, 2002 trước đây thực hiện tại các ngân hàng thương mại (NHTM) và Kho bạc nhà nước Lâm Đồng; định hướng hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2006 -
    2010.

    5- Phương pháp nghiên cứu:

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê kết hợp khảo sát thực tế.

    6-Ý nghĩa thực tiễn :

    Thông qua việc phân tích thực trạng thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với công tác XĐGN.

    7- Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

    + Chương 1: Cơ sở lý luận và vai trò của tín dụng chính sách.
    + Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.
    + Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng NHCSXH đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...