Luận Văn Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường. Để hòa nhập với xu thế chung của thời đại là: Khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới: Chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, tự do lưu thông hàng hóa; lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế cơ sở. Các chính sách đổi mới, phù hợp với yêu cầu thực tế và với lòng dân là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và đối với kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng .
    Từ chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, chỉ thị 2002/CP, Nghị định 14/CP cho đến Nghị quyết 67/1999/QĐ - TTg ngày 30 /3/1999 của Chính Phủ và các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, Đảng ta luôn khẳng định vẫn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn trong cách mạng nước ta . Coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động trong cơ chế thị trường; Nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, kể cả quyền thừa kế và sử dụng đất. Đây là những vấn đề bức bối trong nhiều năm đã kìm hãm sản xuất nông nghiệp không phát triển được.
    Công cuộc đổi mới trong quản lý kinh tế của nước ta đã thực sự tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đủ điều kiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn .
    Tuy nhiên phát triển sản xuất là quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô không ngừng tăng lên, về quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự được cởi trói, có điều kiện để phát triển sản xuất nhưng muốn phát triển sản xuất, ngoài các điều kiện đất đai, lao động, vật tư đòi hỏi còn phải có vốn .
    Vì vậy việc tạo ra một thị trường vốn đến tận tay người nông dân, đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp như tính chất mùa vụ, chính sách sản phẩm, lãi suất hợp lý cũng là một nhu cầu cấp thiết và sự ra đời của ngân hàng nông nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu khách quan này .
    Thời gian qua, Ngân hàng nông nghiệp đã cố gắng thực hiện vai trò của mình, hướng hoạt động vào phục vụ kinh tế nông nghiệp nông thôn . Sau hơn 10 năm đổi mới việc thực hiện thi hành chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của Đảng , Nhà nước nền kinh tế nước ta đã thu được thành tựu trên nhiều mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn .
    - Về chính sách chế độ :
    Ngân hàng nông nghiệp đã ban hành kịp thời thể lệ cho vay đối với hộ sản xuất và không ngừng sửa đổi các quy định trong thể lệ vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển .
    - Về nguồn vốn :
    Để tạo nguồn vốn đa dạng hóa các hình thức huy động ngoài các biện pháp huy động thông thường (tiết kiệm truyền thống) đã kết hợp huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu đáp ứng nbhu cầu vốn trong mùa vụ cho sản xuất nông nghiệp .
    - Về sử dụng vốn :
    Ngân hàng nông nghiệp đã dành một tỷ lệ vốn thích đáng cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cho vay các hộ sản xuất .
    Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển sản xuất hiện nay Ngân hàng nông nghiệp chưa đáp ứng được đầy đủ. Nguyên nhân từ nhiều phía có thể từ phía Nhà nước, từ phía Ngân hàng hay từ phía khách hàng :
    - Phía Nhà nước :
    Do cơ chế chính sách chưa đồng bộ nhất là chính sách sản phẩm nông nghiệp, bộ luật chưa hoàn toàn tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, các chính sách đối với các thành phần kinh tế còn có chỗ bất bình đẳng đối với kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có kinh tế nông nghiệp nông thôn .

    - Phía Ngân hàng :
    Do công tác nguồn vốn chưa tốt có thời kỳ dân cần vốn thì Ngân hàng không đủ vốn để cung ứng kể cả số lượng và chủng loại, ngược lại có thời kỳ lại đọng vốn không đầu tư ra được. Do biện pháp tổ chức huy động và cho vay chưa tốt .
    - Phía khách hàng :
    Trình độ tổ chức sản xuất chưa tốt, năng suất lao động chưa cao làm ảnh hưởng đến vốn sản xuất và vốn vay Ngân hàng, chưa tận dụng hết khả năng tiềm tàng sẵn có trong sản xuất .
    Nhưng dù cho nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Từ phía Nhà nước hay khách hàng thì muốn giải quyết tốt vấn đề này cần nghiêm túc phân tích, đánh giá để có kết luận mang tính khoa học và biện chứng; trên cơ sở đó sẽ có những định hướng cho hoạt động Ngân hàng nông nghọêp trong cho vay hộ sản xuất .
    Đối với huyện Kinh Môn : Là một huyện nằm trong vùng có địa lý phức tạp vừa là đồng bằng, là trung du, miền núi, thuộc tỉnh Hải Dương mới được tách ra từ tỉnh Hải Hưng đầu năm 1997, bản thân huyện Kinh Môn cũng vừa được tách ra từ huyện Kim Môn cũ, kinh tế của huyện sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, tuy nhiên ở đây lại có một khu công nghiệp tập trung sản xuất vật liệu xây dựng lớn của khu vực như sản xuất xi măng, khai thác đá . Vì Kinh Môn là một huyện nông nghiệp có vai trò chủ đạo nên trong thời kỳ bao cấp sản xuất bị gò bó trong khuôn khổ hợp tác xã nông nghiệp, sản xuất mang tính chất mùa vụ rõ rệt, lao động nông nhàn phổ biến, thu nhập bình quân đầu người thấp, khả năng tích tụ và tập trung vốn cho yêu cầu mở rộng sản xuất gặp khó khăn .
    Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp, hướng phát triển của kinh tế huyện là : Đầu tư thâm canh, tăng vụ tăng vòng quay sử dụng đất, tăng chất lượng mùa vụ, phá thế độc canh cây lúa, khai thác thế mạnh kinh tế vườn và cây đặc sản (cây vải thiều); phát triển ngành nghề phụ, tận dụng lao động nông nhàn, nâng tỷ suất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp .
    Để làm được điều đó, vấn đề vốn và sử dụng vốn có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu bức xúc. Cần phải có biện pháp khai thác mọi nguồn vốn nhà rỗi tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp, thu hút vốn từ các khu vực khác để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp , nông thôn là yêu cầu to lớn và cấp thiết.
    Tuy nhiên hiện nay không ít địa phương đã sử dụng lãng phí những đồng vốn ít ỏi tạo ra bằng mồ hôi sức lực của mình có thể do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa tốt. Để sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là tạo điều kiện nâng cao đời sống nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo làm cho dân giầu nước mạnh là một vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Đó cũng là lý do của việc chọn đề tài "Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp".
    Nghiên cứu đề tài "Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp", với mục đích bước đầu khảo sát lại tình hình vay vốn của hộ nông dân trong những năm gần đây (Từ năm 1998 đến nay), từ đó rút ra những nhận xét, những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cho vay hộ sản xuất .
    Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố trí thành 3 chương như sau:
    - Chương I : Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất .
    - Chướng II : Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn .
    - Chương III : Những giải pháp nhằm nở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn .
    Đề tài được nghiên cứu phân tích thông qua việc kết hợp các phương pháp: Khảo sát thực tế, xử lý, phân tích số liệu thống kê từ năm 1998 đến nay .
    Bằng kiến thức được trang bị trong nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm thực tế 10 năm gắn bó với công tác cho vay hộ nông dân, tôi hy vọng sẽ để lại cho quê hương một chút kinh nghiệm trong cho vay hộ sản xuất thông qua nội dung đề tài này .
    Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Kim Anh cùng các thầy cô giáo thuộc Học viện Ngân hàng .
    Vì điều kiện khả năng còn hạn chế tôi mong nhận được sự đóng góp qúy báu và xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cố giáo và Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Chi nhánh ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...