Luận Văn Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và một số giải giáp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và một số giải giáp
    MỞ ĐẦU

    Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển.
    Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
    Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế.
    Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách của nhà nước.
    Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp lý hơn với thực tiễn.
    Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và một số giải giáp” là cần thiết để có những giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế về giảm trợ cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.



    MỤC LỤC

    Bảng 1: Kết quả cho vay đầu tư trung và dài hạn của QHTPT giai đoạn 2000 – 2005. 25
    Bảng 2: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân 26
    Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 27
    Bảng 4: Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng vào thị trường giai đoạn 2000 – 2005 29
    Bảng 5 : Kết quả hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giai đoạn 2000_2005 31
    Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển giai đoạn 2006 đến nay. 37
    Bảng 7: Kết quả cho vay đầu tư giai đoạn 2006 đến nay. 40
    Bảng8: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 đến nay. 41
    Bảng 9: Số vốn cho vay theo hình thức sở hữu 42
    Bảng 10:Cơ cấu doanh số cho vay giai đoạn 2006 đến nay. 44



    KẾT LUẬN

    Tín dụng ĐTPT với những thành tựu đáng kể qua hai giai đoạn 2000-2005, 2006-nay đã khẳng định vai trò to lớn của hoạt động này đối với sự phát triển của nền kinh tế.
    Trải qua giai đoạn đầu tín dụng ĐTPT được thực hiên bởi QHTPT đã đóng góp những thành công nhất định cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tuy nhiên khi bước vào tiến trình hội nhập thì cơ chế, chính sách tín dụng đầu tư đã không còn phù hợp nữa. Cùng với việc ban hành cơ chế, chính sách mới sang giai đoạn 2006 - nay hoạt động tín dụng đầu tư nhà nước đã được giao cho NHPT Việt Nam thực hiện. Trong những năm đầu của việc chuyển đổi chính sách tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng mô hình tổ chức mới này lại tỏ ra hoạt động có hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn các cam kết quốc tế.
    Như vậy với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thì chính sách tín dụng ĐTPT cần có sự thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thực hiện tốt sứ mệnh của mình là đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
    Trong khuôn khổ bài viết còn nhiều hạn chế, em kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.






    Danh mục tài liệu tham khảo


    1. Nghị định 43, 106, 151 của Chính phủ về tín dụng ĐTPT
    2. Đề án đổi mới tín dụng ĐTPT của QHTPT
    3. Báo cáo kết qủa hoạt động của QHTPT, NHPT các năm 2000, ,2007
    4. Báo cáo chuyên đề của QHTPT tại Hội nghị giám đốc ở Thanh Hoá
    5. Giáo trình kinh tế phát triển
    6. Các trang web: chinhphu.vn, mpi.gov.vn
    7. Giáo trình NHPT của khoa ngân hàng trường Đại học KTQD
    8. Tạp chí hỗ trợ phát triển của NHPT
     
Đang tải...