Tài liệu Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam


    Từ khi nước ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế đã chuyển biến khởi sắc, trong đó hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và là tế bào của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ khi xác định vai trò kinh tế của hộ nông dân, phong trào nông dân sản xuất giỏi đang được mở rộng, nhiều hộ bỏ vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sản xuất, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, từng bước nâng cao đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Để có một nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nền nông nghiệp nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đang rất cần những nguồn vốn lớn, do đó tác động của ngân hàng nông nghiệp đối với nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất nói riêng đang là một nhu cầu mang tính cấp bách. Với chức năng của mình, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Quảng Nam đã xác định lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường hoạt động chủ yếu. Hộ sản xuất là khách hàng cơ bản và chủ yếu của NHNo&PTNT Quảng Nam hiện tại và trong tương lai, trong đó phần nhiều là nông hộ (hộ sản xuất nông nghiệp). NHNo&PTNT Quảng Nam xác định rằng được phục vụ hộ sản xuất nông nghiệp, lực lượng sản xuất kinh doanh đông đảo, tạo ra một lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Trong cơ chế thị trường, phương châm của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, lấy nhu cầu của nền kinh tế làm cơ sở đặt kế hoạch huy động vốn, quy mô cấp tín dụng và các dịch vụ khác theo hướng đa dạng hoá hình thức, cũng như phạm vi áp dụng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng nói chung thường gặp những khó khăn và những mâu thuẫn: có lúc thiếu vốn không huy động được, ngược lại có lúc thừa vốn không cho vay được, trong khi hộ sản xuất vẫn có nhu cầu vay vốn nhất là hộ sản xuất nông nghiệp. Từ đó đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ về lý luận ngân hàng đồng thời đánh giá đúng đắn về thực tiễn để xây dựng và tìm ra các giải pháp nhằm mở rộng các dịch vụ hoạt động ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay Từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ ở tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Kinh tế-Chính trị.

     
Đang tải...