Thạc Sĩ Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Cuộc khủng hoảng thị trường cho vay bất động sản dưới tiêu chuẩn của Mỹ đã làm chao đảo thị trường tài chính thế giới và tạo nên nguy cơ rất lớn cho sự ổn định và phát triển của ngân hàng. Thông qua cuộc khủng hoảng này, đã cho thấy vai trò ảnh hưởng của thị trường bất động sản đối với hoạt động ngân
    hàng là rất lớn. Riêng đối với Việt Nam hiện nay, hoạt động cho vay của các ngân hàng phần lớn là cho vay có bảo đảm bằng tài sản là bất động sản, nên tác động của thị trường bất động sản tăng hoặc giảm cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động ho vay. Mặt khác, việc cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng trong mấy năm trở lại đây từ 2005-2007 không ngừng tăng lên trong khi nguồn vốn và các chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, đã tạo nên rủi ro gia tăng trong hoạt động này. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng trở thành một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung và hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói riêng, từ đó góp phần tạo nên sự gia tăng lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về mặt xã hội cho nhiều đối tượng liên quan, trong đó có ngân hàng. Với những đánh giá mang tính tổng quan như trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thực tiễn nhằm góp phần gia tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng bất động sảncủa các ngân hàng trên địa bàn trong hiện tại và tương lai.


    Với những đánh giá mang tính tổng quan như trên, tác giả quyết định chọn
    đề tài “Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
    TP.HCM - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và đưa ra những giải pháp
    thực tiễn nh
    ằm góp phần gia tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng bất động sản
    của các ngân hàng trên địa bàn trong hiện tại và tương lai.


    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

    Tập trung nghiên cứu những tồn tại, vướng mắc khó khăn trong hoạt động
    tín dụng bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn để từ đó đưa ra giải pháp
    cho vấn đề được nêu, mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tín dụng bất động
    sản của các ngân hàng, theo đó có 03 vấn đề cần quan tâm:
    - Nâng cao hoạt động tín dụng bất động sản gắn liề
    n với hiệu quả kinh tế.
    - Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản đi đôi với việc hạn chế và
    phòng ngừa rủi ro.
    - Cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trong mối quan hệ tổng thể nói chung
    của nền kinh tế như chính sách pháp luật, chính sách của ngành ngân hàng.


    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    Thị trường bất động sản chị
    u sự chi phối của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế,
    văn hóa, xã hội trong đó các chính sách pháp luật, các chính sách kinh tế, các
    chính sách xã hội là những yếu tố tác động mạnh nhất. Vì vậy mà nói, việc
    nghiên cứu tín dụng bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn không khỏi liên
    quan đến những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
    chỉ giới hạn ở:
    1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt độ
    ng của các ngân hàng có cho vay đối với
    lĩnh vực bất động sản trên địa bàn TP.HCM.
    2. Thời gian: Khoảng thời gian số liệu dùng trong việc nghiên cứu bắt đầu từ
    năm 2004-tháng 7/2008.


    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích, tổng
    hợp, phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, và phương pháp nghiên cứu
    tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng.


    TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

    Do hoạt động tín dụng bất động sản được các ngân hàng trên cả nước thực
    hiện chứ không chỉ riêng có các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM cho vay trong
    lĩnh vực này. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên đị
    a bàn
    chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay của cả nước, do đó trong một số giải
    pháp được tác giả đề nghị có thể áp dụng cho các ngân hàng ở ngoài địa bàn
    TP.HCM thực hiện.
    Mặt khác, các giải pháp được áp dụng, là kết quả nghiên cứu thực tế, với
    sự tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn,
    cùng với kết quả tham khảo, nghiên cứu của b
    ản thân tác giả, nên những giải
    pháp đưa ra này có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong hoạt động tín dụng
    bất động sản của ngân hàng ở cả ngắn hạn và trung dài hạn.


    NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI.

    Đề tài nghiên cứu “Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương
    mại trên địa bàn TP.HCM - Thực trạng và giải pháp” là đề tài nghiên cứu chưa
    có tác giả nào thực hiện từ trước đến nay. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra
    có sự tham khảo học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia; các giải pháp vừa
    mang tính ngắn hạn, vừa mang tính dài hạn và là giải pháp m
    ới có thể áp dụng
    trong thực tiễn hoạt động tín dụng bất động sản của ngân hàng.


    KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
    Kết cấu của đề tài gồm 03 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bất động sản, thị trường bất động sản
    và tín dụng ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương
    mại trên địa bàn TP.HCM.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản
    của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM.


    HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

    Thị trường bất động sản là một thị trường chịu sự chi phối của nhiều yếu
    tố, trong đó ngân hàng chỉ là một chủ thể tham gia trên thị trường, chịu sự tác
    động của thị trường trong khi các giải pháp đưa ra chỉ tập trung cho lĩnh vực hoạt
    động ngân hàng là chủ yếu, chưa quan tâm đến các giải pháp tổng thể củ
    a các
    ngành lĩnh vực khác như chính sách vĩ mô của nhà nước, chính sách phát triển
    của các ngành, lĩnh vực có liên quan như ngành xây dựng, ngành sản xuất
    nguyên liệu như xi măng, sắt, thép, ngành dịch vụ tư vấn, dịch vụ đầu tư .
    Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng bất động sản chỉ là một trong các
    lĩnh vực để ngân hàng đầu tư. Vì thế, để phát huy hiệu quả trong việc thực hiện
    các giải pháp
    đã được đưa ra cần có sự liên kết, nối kết, tổng hợp trong tất cả các
    chính sách phát triển hoạt động ngân hàng nói chung, từ đó mới có thể đánh giá
    đầy đủ hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
    Về bản thân các giải pháp được đề nghị, có một số giải pháp cần có thời
    gian thực hiện, có giải pháp đòi hỏi phải được xây dựng trên nền tảng môi
    trườ
    ng pháp lý phù hợp mới có thể phát huy hiệu quả, hoặc cần phải tiếp tục đi sâu, tìm hiểu mới có thể áp dụng vào thực tế, trong khi phạm vi khả năng nghiên
    cứu của tác giả vẫn còn rộng, chưa đủ sâu để các ngân hàng thuận tiện hơn trong
    việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn.
    Mặc dù biết những hạn chế đó của đề tài nghiên cứu, nhưng với khả năng
    cũng như điều kiện hạn chế của bản thân, tác giả không th
    ể giải quyết được tất cả
    những điều này và mong rằng trong các đề tài tới, bản thân tác giả cũng như
    những tác giả khác sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện những vấn đề chưa
    được giải quyết trong đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...