Luận Văn Tìm kiếm và gợi ý vài công cụ đánh giá sự sẵn sàng TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Hiện nay, lợi ích của Thương mại điện tử (TMĐT) và áp lực cạnh tranh từ
    sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức WTO đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT
    ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu rủi ro đầu tư cho TMĐT, các nhà quản lý cần biết mức độ
    sẵn sàng TMĐT tại công ty của họ. Nhu cầu phải có một công cụ đo lường sự sẵn sàng TMĐT
    cho doanh nghiệp Việt nam trở nên cần thiết. Bài viết này thực hiện so sánh về qui mô nghiên
    cứu và mức độ chi tiết của các công cụ, các phương pháp đánh giá sự sẵn sàng thường được
    sử dụng, các loại kết quả đánh giá hướng đến, và đánh giá tổng hợp các công cụ. Vài bài học
    được rút ra từ sự so sánh và đánh giá này. Cuối cùng, bài viết đã gợi ý ba công cụ đo lường có
    thể áp dụng tại Việt nam và bốn tiêu chuẩn cần thỏa mãn để xây dựng một công cụ đo lường
    sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp một cách toàn diện và linh hoạt.
    Từ khóa: Thương mại điện tử (TMĐT), Sự sẵn sàng TMĐT, Tiêu chuẩn, Phương pháp
    AHP, Chẩn đoán, Kê toa, Doanh nghiệp, Việt Nam.
    1. GIỚI THIỆU
    Sự phát triển nhanh chóng và lợi ích của công nghệ thông tin đã khiến cho thương mại
    điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, theo quá trình
    phát triển, TMĐT cung cấp cho doanh nghiệp tại các nước đang phát triển cơ hội mở rộng thị
    trường không những trong nước mà còn cả quốc tế (Davis, 1999). Do đó, để tạo được mạng
    lưới khách hàng cũng như nhà cung cấp trong một không gian và quy mô lớn, các doanh
    nghiệp buộc phải đến với TMĐT. Mặt khác, sự kiện Việt nam tham gia vào tổ chức thương
    mại thế giới WTO vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức không nhỏ đối với các doanh
    nghiệp trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt sắp tới. Hiện nay, tốc độ đầu tư trực tiếp vào
    Việt nam đang tăng rất nhanh, dự kiến 16 tỉ đô la năm 2007 (Trung Bình, 2007), một lần nữa
    cho thấy sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước sẽ càng trở nên gay gắt. TMĐT,
    với các lợi ích của nó, là hình thức thương mại có hiệu quả mà các doanh nghiệp cần nhanh
    chóng sẵn sàng thực hiện.
    Chi phí đầu tư khá lớn vào thương mại điện tử có thể sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều
    lợi ích để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nhưng nó lại tiềm ẩn mức độ rủi ro khi
    thực hiện. Theo Báo cáo thương mại điện tử 2006, mặc dù, so với các năm trước, 95,7% doanh
    nghiệp có doanh thu từ TMĐT tăng, nhưng có thể chưa tương xứng với chi phí đầu tư đã bỏ ra
    và vẫn còn lại 4,3% doanh nghiệp bị giảm doanh thu từ TMĐT. Đặc biệt, đối với các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ, đây là một thách thức lớn. Sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp được hiểu
    là sự chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để ứng dụng TMĐT, nghĩa là doanh nghiệp có thể
    thực hiện việc mua và bán sản phẩm và/hoặc dịch vụ thông qua các giao dịch trên máy tính
    bằng cách sử dụng Internet và các công nghệ số. Do đó, các doanh nghiệp cần biết họ có thật
    sự sẵn sàng cho thực hiện thương mại điện tử hay không trước khi nhảy vào "toa tàu kinh
    doanh điện tử". Nếu chưa sẵn sàng, họ muốn biết nên cải thiện ở đâu và như thế nào để thực
    hiện thương mại điện tử thành công.
    Tại Việt nam, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về sự sẵn sàng TMĐT của DN.
    Ngoài các báo cáo TMĐT toàn quốc hằng năm của Bộ thương mại, các tổ chức khác như
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 08 - 2007
    Trang 95
    VCCI (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh
    (VNCI) thuộc cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (ASAID) cũng vừa thực hiện khảo sát về tình
    hình TMĐT của ngành du lịch - khách sạn toàn quốc (Hồng Vân, 2006). Tuy nhiên, hầu hết
    các khảo sát đó đều nhắm đến mục tiêu thống kê mô tả nhằm phản ánh hiện trạng TMĐT của
    các doanh nghiệp mà thôi. Mặt khác, TS Nguyễn Thị Anh Thư cho biết đến cuối năm 2006,
    Việt nam cũng chưa có công cụ đo sự sẵn sàng TMĐT của DN một cách đầy đủ.
    Hiện nay, trên thế giới việc khởi sự đo mức độ sẵn sàng của nền kinh tế dựa vào Internet
    đang được tiến hành nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng chính sách và ra quyết định ở
    các mức quốc gia, khu vực và ngành công nghiệp. Nhiều công cụ đánh giá sự sẵn sàng về các
    lĩnh vực khác nhau như sẵn sàng công nghệ, net, điện tử/TMĐT, qui mô quốc gia/cộng đồng
    và doanh nghiệp đã ra đời. Điều đó phần nào hỗ trợ cho những nhà nghiên cứu đi sau thực hiện
    những đề tài tương tự. Tuy nhiên, họ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa
    công cụ tham khảo và không dễ trả lời các câu hỏi quan trọng như: (1) Với mục tiêu cụ thể và
    nhiều công cụ đã có, công cụ nào phù hợp về khung nghiên cứu, mô hình, phương pháp thực
    hiện, và kết quả cần đạt đến? (2) Những yếu tố nào thường được đề cập, thang đo được xây dựng
    và sử dụng ra sao? (3) Công cụ có dễ sử dụng, các biến đo lường thừa hay thiếu?
    Chỉ có một số ít nghiên cứu mức doanh nghiệp được công bố từ năm 2004 đến nay. Mục
    tiêu và nguồn gốc các công cụ được trình bày tóm tắt trong bảng 1.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...