Tài liệu Tìm hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. GIỚI THIỆU
    Du lịch là một ngành công nghiệp trên thế giới. Ngành du lịch đóng góp 10% trong tổng số việc làm, 11 % trong tổng GDP và ước tính tăng 1.6 tỷ trong năm 2020. Thông thường, ngành du lịch có ảnh hưởng lớn đến con người và tự nhiên. Ngành du lịch mang cả giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Việc phát triển và khai thác du lịch không lành mạnh có thể làm cho môi trường sống và cảnh quan xuống cấp. Trong khi đó, phát triển và khai thác du lịch lành mạnh sẽ nâng cao ý thức và bảo vệ văn hoá địa phương đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia và cộng đồng.

    Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên đang nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khuyến khích khai thác thiên nhiên có trách nhiệm để nâng cao chất lượng cuộc sống và khám phá thêm các giá trị về văn hoá cúng như tài nguyên thiên nhiên.
    Du lịch sinh thái cộng đồng là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đôi khi loại hình du lịch này được giải thích là một loại của du lịch thu hút khách du lịch và là một cách thức để bảo vệ thiên nhiên. Theo đó đây là một nghành du lịch thị trường được gọi là “du lịch thiên nhiên”. Tuy nhiên, một du lịch sinh thái đúng nghĩa yêu cầu có đường lối hoạch định mà có khả năng loại bỏ các yếu tố tiêu cực và phát huy các yếu tố tích cực của du lịch thiên nhiên. Theo Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường thiên nhiên như bảo tồn môi trường và đảm bảo lối sống lành mạnh cho người dân quanh khu vực.
    Định nghĩa này không chỉ có ngụ ý chúng ta nên công nhận và ủng hộ cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn là thước đo xã hội của du lịch sinh thái. Thuật ngữ “ Du lịch sinh thái cộng đồng” xác định thước đo xã hội . Đây là một loại của du lịch sinh thái mà mỗi cộng đồng trong khu vực nên có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững thông qua việc phát triển và quản lý và góp phần nào những thuận lợi trong cộng đồng.
    Cộng đồng được định nghĩa như thế nào sẽ còn phải phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và cơ cấu trong khu vực đó. Tuy nhiên, định nghĩa này ngụ ý đến trách niệm và sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Đặc biệt, tại những nơi có nhiều người dân bản địa, họ phải có quyền quản lý đất và tài nguyên. Du lịch sinh thái cộng đồng nên phát huy sử dụng bền vững và có trách nhiệm sưu tầm. Tuy nhiên, nó phải bao quát các sáng kiến cá nhân trong cộng động.
    Các đặc điểm chung về du lịch sinh thái được tổng kết bởi chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và Tổ chức du lịch thế giới bao gồm:
    - Liên quan đến việc đánh giá về tự nhiên và văn hoá bản địa
    - Bao gồm giáo dục và phiên dịch theo yêu cầu của khách du lịch khi cần thiết;
    - Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và các tác động tiệu cực về văn hoá;
    - Đưa ra các cách thức bảo vệ môi trường tại các khu vực tự nhiên, tránh các tác động về lợi nhuận kinh tế ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường;
    - Cung cấp các lợi nhuận và việc làm liên tục cho người dân tại các địa phương và;
    - Nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về trách nhiệm bảo tồn;
    Các khái niệm trên có thể mang lại nhiều thuận lợi, tuy nhiên sẽ còn nhiều thuận lợi hơn khi đánh giá về chất lượng và tính chính xác của hành động.
    Các quy trình liên quan đến du lịch sinh thái bao gồm các kế hoạch, các nguồn lực và các chiến lược phát triển, tiếp thị cũng như quản lý cho loại hình du lịch này.
    Các hoạt động đặc biệt như dạo bộ, nhiếp ảnh và các chương trình bảo tồn thiên nhiên cũng là một phần của du lịch sinh thái. Tại một vài điểm du lịch, các hoạt động như săn bắt và câu cá cũng sẽ được xem là các họat động có ý nghĩa nếu chúng được nghiên cứu và kiếm soát ý thức bảo vệ môi trường. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của người dân địa phương, sự hỗ trợ vốn tại địa phương đồng thời là sự khích lệ cộng đồng về ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trách nhiệm bảo tồn.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc chung và đưa ra các đánh giá về du lịch sinh thái cộng đồng. Nghiên cứu cung cấp quan điểm cho những người tham gia dự án và khuyến khích đưa ra phương hướng đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện và trình độ kiến thức đơn giản về du lịch sinh thái rất đa dạng tại các nước cũng như trong các dự án. Do đó, điều này sẽ xác định trong nghiên cứu này cũng như áp dụng tại các địa phương.
    Nghiên cứu không xác định chi tiết xem bằng cách nào để nắm bắt và tìm ra phương hướng mà chỉ có tính chất sưu tầm về các vấn đề va chủ đề đang được cân nhắc và quan tâm. Tại các nước như Braxin, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên luôn quan tâm đến vấn đề phát triển chính trị và thực tế về du lịch sinh thái phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia ấy và nghiên cứu chi tiết hơn.
    Tuy các nghiên cứu chỉ phục vụ như là tài liệu cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên nhưng nó cũng có giá trị cung cấp thông tin cho các tổ chức và các ngành, đồng thời minh hoạ khả năng khai thác rộng hơn, công việc và nhiệm vụ của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên.
    Kết luận, sẽ có 12 nghiên cứu được chia thành 4 phần có liên quan đến sáng kiến về du lịch sinh thái cộng đồng, bao gồm:
    A. Cân nhắc xem liệu du lich sinh thái có là một lựa chọn đúng hay không
    B. Đưa ra kế hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và các liên quan khác;
    C. Phát triển các dự án du lịch công đồng mang tính khả thi;
    D. Đẩy mạnh các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng.
    Tuy các sang kiến trên được sắp xếp theo một trật tự liên tục nhưng các nghiên cứu nên được phát triển hơn để thu về bức tranh hoàn thiện.
    Quan điểm của quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
    Quan điểm về du lịch của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên xác định ngành du lịch nên xây dựng một mục tiêu chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là phát triển và xây dựng du lịch:
    - là một phần của chiến lược phát triển bền vững
    - phù hợp với việc bảo tồn hệ thống sinh thái tự nhiên; và
    - phải có liên quan đến văn hoá và người dân địa phương, đảm bảo tính phối hợp giữa các yêú tố đảm bảo phù hợp nhất.
    Từ đó, các quan điểm này nhằm mục đích phát triển và thúc đẩy du lịch. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tin tưởng rằng du lịch nên duy trì môi trường bền vững, kinh tế ổn định và xã hội công bằng.Tuy chỉ chiếm số luợng nhỏ trong du lịch toàn cầu nhưng du lịch sinh thái là sự liên hợp của nhiều mục đích tốt, tạo nhiều thuận lợi cho các nơi được cho là khu vực thiên nhiên kể cả các khu vực được bảo vệ.
    Là một tổ chức bảo tồn, Quỹ WWF quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy việc bảo tồn thiên nhiên và quá trình xây dựng hệ thống sinh thái. Quỹ WWF tin rằng, việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng địa phương là một phần thiết yếu của điều này, từ đó xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng. Đồng thời, thông qua đó, Quỹ WWF xây dựng các nguyên tắc chung về công bằng xã hội, tính toàn vẹn văn hoá, chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm hướng dẫn các chương trình phát triển.
    Du lịch sinh thái đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các tổ chức bảo tồn, tổ chức phát triển và tổ chức du lịch quốc tế và các khu vực như quốc gia bảo tồn, phát triển và tổ chức du lịch, chẳng hạn như Chương trình môi trưòng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch thế giới. Đồng thời, đã có những nhận định trên thế giới cho rằng du lịch sinh thái cần phải xây dựng xuất phát từ cộng đồng. Cũng có nhiếu bất cập khi mà xây dựng các hình thái về du lịch sinh thái mà không có yếu tố cộng đồng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trưòng. Thêm vào đó, cũng có nhiều sáng kiến về du lịch sinh thái được đưa ra nhưng thất bại vì thiếu các đánh giá, tổ chức, chất lượng và tính phát huy môi trưòng. Hơn nữa, nhiều quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng các sáng kiến ​​du lịch sinh thái đã được thành lập mà đã thất bại do thiếu thị trường đánh giá, tổ chức, chất lượng và khuyến mãi.
    Du lịch sinh thái vẫn chưa phải là giải pháp tốt nhất. Cũng không thể nói chỉ du lịch thái mang lại cơ hội và các thuận lợi. Mà thay vào đó chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết và kiến thức chuyên sâu về nó.Du lịch sinh thái là một trong số các chiến lược phát triển bền vững ở cả cấp độ cộng đồng và cả cấp độ quốc tế. Điều này gây ra thách thức cho Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tất cả các tổ chức quan tâm đến du lịch sinh thái. Nghiên cứu này sẽ vạch ra một vài định hướng về du lịch sinh th
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...