Luận Văn Tìm Hiểu Ý Thức Và Năng Lực Tự Quản Của Học Sinh Khối 6 – Khối 9 ở Trường Trung Học Cơ Sở Lý Thường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống học tập, lao động của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của trẻ được phát triển dưới sự điều khiển có định hướng của nhà sư phạm. Hiểu được điều đó, trong suốt quá trình giáo dục, nhà sư phạm phải tổ chức nhiều hình thức phong phú và đa dạng để cho trẻ hoạt động. Có rất nhiều hình thức giáo dục thông qua: dạy học, tổ chức lao động, tổ chức hoạt động xã hội, tổ chức hoạt động tập thể, Ở đây, với đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong hình thức tổ chức hoạt động tập thể. Đó là hoạt động tự quản của học sinh. Theo tôi, đây là hoạt động rất cần thiết trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục con người mới XHCN năng động, sáng tạo, hỗ trợ cho quá trình dạy học, trang bị cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động.
    Là một giáo viên THCS trong tương lai, có trách nhiệm với sự hình thành và phát triển nhân cách của tuổi học sinh thiếu niên, lứa tuổi khá phức tạp và có nhiều biến động, tôi cảm thấy cần phải trang bị cho bản thân một số vốn kiến thức, kinh nghiệm giáo dục nhất định ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm. Chính từ suy nghĩ trên và nhằm đáp ứng những mục tiêu giáo dục con người toàn diện, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. Tôi hy vọng với những gì mình làm được tôi cũng sẽ mang lại cho các bạn những hiểu biết nhất định về một hình thức tổ chức giáo dục rất thiết thực trong nhà trường, đồng thời có thể cụ thể hoá mô hình tổ chức đó qua mô hình tổ chức tự quản của Trường THCS Lý Thường Kiệt.
    Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, hơn nữa khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi chưa được học học phần "Nghiên cứu khoa học" mà chỉ tự nghiên cứu nắm những phần cơ bản nhất để phục vụ cho đề tài. Do vậy, chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiết sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn sinh viên nhiệt tình góp ý để tôi có thể hoàn chỉnh đề tài này và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau. Tôi xin chân thành cảm ơn
    Ngọc Trâm
    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu ý thức và năng lực tự quản của học sinh khối 6 – khối 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt – Thành phố Long Xuyên
    II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    2 Đề tài tâm lý giáo du GVHD: Nguyễn Việt Ái SVTH: Đỗ Thị Ngọc Trâm
    - Giáo dục ngày nay luôn hướng tới mục đích đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Con người đó phải là con người có đạo đức cách mạng vừa phải năng động, sáng tạo, biết thích nghi, làm chủ bản thân mình và làm chủ đất nước.
    - Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở – lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý, bên cạnh quá trình rèn luyện đạo đức và phát triển trí thức vô cùng phức tạp thì nhu cầu tự khẳng định cũng rất cao. Vì vậy, ý thức và năng lực tự quản của học sinh giai đoạn này cũng ít nhiều bộc lộ. Thế nhưng năng lực đó lại dễ bị bỏ quên. Người ta hay nói đến tác động của giáo dục đối với học sinh về đạo đức, nhận thức, nhưng ít ai đề cập đến tác động ngược trở lại của học sinh đến quá trình giáo dục thông qua vai trò tự quản của chính các em.
    - Từ nhận thức trên, là một giáo viên THCS trong tương lai, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu vấn đề này. Tôi tin rằng nếu vấn đề được nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục, giúp tôi có những hiểu biết và kinh nghhiệm để góp phần đào tạo những con người năng động, dám nghĩ dám làm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu ý thức và đặc điểm năng lực tự quản của học sinh một số lớp thuộc khối 6, khối 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp tác động tích cực đến ý thức và năng lực tự quản của học sinh, đề xuất những hình thức tự quản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
    IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 6, khối 9 ở Trường THCS Lý Thường Kiệt – Thành phố Long Xuyên.
    2. Đối tượng nghiên cứu: Ý thức và năng lực tự quản
    V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý như: sôi nổi, hăng say, dám nghĩ dám làm nhưng phần lớn mang tính tự phát. Những biểu hiện này khác nhau và cũng không đồng đều ở tất cả học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải biết phát hiện, kích thích và tạo điều kiện cho nó phát triển, để học sinh phát huy tính tích cực đó thành ý thức và năng lực tự quản một cách có định hướng, có mục đích rõ ràng. Nếu năng lực này được củng cố, người giáo viên sẽ rất thuận lợi trong công tác chủ nhiệm đồng thời học sinh cũng có dịp để tự khẳng định mình, đạt được niềm tin vào bản thân – một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của con người thời đại.
    3 Đề tài tâm lý giáo du GVHD: Nguyễn Việt Ái SVTH: Đỗ Thị Ngọc Trâm
    VI. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    1. Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
    a. Các tổ chức tự quản của học sinh trong nhà trường
    b. Vị trí, vai trò và tác động của hoạt động tự quản
    c. Ý thức và năng lực tự quản của học sinh THCS
    d. Mối quan hệ giữa năng lực tự quản của học sinh với vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm và người lớn.
    2. Tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu
    a. Tình hình tổ chức tự quản trong lớp học, ngoài giờ lên lớp.
    b. Đội thiếu niên tiền phong HCM – tổ chức tự quản quan trọng nhất trong nhà trường THCS.
    3. Xây dựng một số biện pháp để phát huy ý thức và năng lực tự quản của học sinh
    VII. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    - Thời gian nghiên cứu: từ 07/02/2004 đến 30/06/2004.
    - Không gian nghiên cứu: trường THCS Lý Thường Kiệt.
    VIII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Phương pháp đọc sách và tài liệu: tìm hiểu, tham khảo nắm bắt những vấn đề có liên quan đến ý thức và năng tự quản của học sinh THCS để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
    2. phương pháp điều tra : nhằm tìm hiểu các hoạt động tự quản và ý thức tự quản của học sinh THCS
    * cách sử dụng : điều tra trên phiếu gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
    * tiến hành :chọn mẫu điều tra cho học sinh khối 6 , khối 9 trường THCS Lý Thường Kiệt
    3. Phương pháp phỏng vấn :
    _ phỏng vấn GVCN lớp , tổng phụ trách đội.
    _phỏng vấn học sinh của lớp .
    _ phỏng vấn đội ngũ tự quản của lớp.
    ủa học sinh thông qua tiết sinh hoạt ngoài giờ, tiết sinh hoạt đội và một số hoạt động chủ điểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...