Tiểu Luận Tìm hiểu wto và những tác động của việt nam gia nhập wto đối với nền kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    PHẦN 2:NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ WTO
    1.1. Quá trình thành lập
    1.1.1. Bối cảnh thành lập.
    1.1.2. Mục tiêu - chức năng.
    1.1.2.1. Mục tiêu hoạt động của WTO.
    1.1.2.2. Chức năng của WTO.
    1.2. Thành Viên.
    1.3. Nguyên tắc hoạt động
    1.4. Cơ cấu tổ chức của WTO.
    1.5. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
    CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
    2.1. Những cơ hội và thách thức
    2.1.1. Những cơ hội
    2.1.2. Những thách thức
    2.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
    2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
    2.2.2 Sản xuất công nghiệp
    2.2.3. Xuất - nhập khẩu
    2.2.4. Dịch vụ
    2.2.5. Đầu tư
    2.2.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
    PHẦN 3: KẾT LUẬN


    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tuy nhiên, diễn biến của quá trình toàn cầu hóa thì rất khó lường. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, số lượng người tham gia vào nền kinh tế thế giới đã tăng từ khoảng 1 tỷ lên đến 4 – 5 tỷ người – số lượng này đã làm tăng mạnh lực lượng sản xuất, thiết lập nên các trung tâm sản xuất và dịch vụ mới ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh nhu cầu về năng lượng và hàng hóa, tạo ra các cơ hội to lớn để thúc đẩy tiêu dùng. Nhiều quỹ tiết kiệm mới đang cùng các luồng vốn toàn cầu đổ vào các cơ hội đầu tư tại cả các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển đang chuyển đổi. Việc chuyển giao kỹ năng, công nghệ, thông tin và các kinh nghiệm thực tiễn đang được xúc tiến mạnh mẽ.Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với những nét khác biệt so với các giai đoạn trước mà nhân loại đã từng chứng kiến. Nó phản ánh xu thế khách quan, tiến lên của lịch sử nhân loại. xu thế cùng hợp tác để cùng phát triển giữa các quốc gia dân tộc. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa đến chính trị.Nó là kết quả của sự phát triển mang tính đột biến của khoa học và công nghệ cao, trước hết là công nghệ thoongtin; đồng thời là sản phẩm của kinh tế thị trường hiện đại. Nó tác động mạnh đến quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, mở ra khả năng thực tế cho quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực tài chính và vốn đầu tư quốc tế. Tác động của toàn cầu hóa hiện nay đến quá trình dân chủ đời sống xã hội diễn ra theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, vừa tạo cơ hội cho sự phát triển, tiến bộ, vừa làm nảy sinh không ít những thách thức mà nhân loại phải đối mặt, sớm giải quyết để thúc đẩy lịch sử tiến lên. Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng về mọi mặt,nổi bật nhất là về mặt kinh tế và thương mại quốc tế
    Như mọi người đều biết, không phải bây giờ mới diễn ra toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hóa được bắt đầu từ thế kỉ thứ XV. thực ra toàn cầu hóa đã và đang lan tỏa tới mọi quốc gia và khu vực. Nó thật sự góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ,kỹ thuật-công nghệ, thương mại toàn cầu. song, đây là một cuộc cạng tranh quyết liệt và nghiệt ngã giữa các quốc gia. Kẻ mạnh thắng, kẻ yếu thua và thiệt thòi. Khi công bố báo cáo của cơ quan hội nghị về phát triển và thương mại của liên hợp quốc (UNCTAD) về tình trạng phát triển tại khu vực các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDCs) cuối tháng 11 vừa qua, tổng thư ký UNCTAD Xu-pa-chai pa-nít-pác đi nhấn mạnh, các nước LDCs không được hưởng lợi ích công bằng từ quá trình toàn cầu hóa, thậm chí còn bị thua thiệt do phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa xuất khấu, nhất là trong thời kỳ khhủng hoảng kinh tế. Các nước LDCs dễ bị tổn thương nặng nề bởi sự toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khó khăn về kinh tế và thương mại toàn cầu. để tránh được rủi ro từ quá trình toàn cầu hóa nhiều tổ chức kinh tế ra đời và phát triển chóng như ASEAN, APEC, WHO, OPEC, ICC, .Đặc biệt là tổ chức WTO. WTO là từ viết tắt của 3 chữ world trade organization. Thành lập ngày 1/1/1995 có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sỹ, và ngân sách là 162 francs Thụy Sỹ ( số liệu năm 2004). Tổng giám đốc là Suppachai Paint Chpak ( Thái Lan) với chức năng là:
    1. Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế,
    2. Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại,
    3. Giải quyết các tranh chấp thương mại,
    4. Giám sát các chimhs sách thương mại,
    5. Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển,
    6. Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
    Với những chức năng này WTO đã và đang bảo vệ quyền và lợi ích của của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, Việt Nam gia nhập WTO năm 2006,là thành viên thứ 151. Để thấy được tầm quan trọng của tổ chức WTO đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, nhóm 4 tổ 1 làm một bài nghiên cứu về: “Tìm hiểu WTO, tác động của việc Việt Nam khi gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam”.
     
Đang tải...