Báo Cáo Tìm hiểu vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

    Lời mở đầu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khỏc. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
    Phân loại FDI:có 2 cách phân loại : theo dạng và theo mục đích
    a.Phõn loại theo dạng:
    - Đầu tư mới
    Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vỡ tạo được thêm công ăn việc làm cho người trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
    Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vỡ nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
    -Sỏt nhập và tiếp thu
    Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hỡnh thức chuyển giao cú thể là một sự sỏp nhập giữa một cụng ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào.
    Hỡnh thức chuyển giao thứ hai là bỏn đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công mẹ qua cho công ty “con” trong nước.
    Theo nhiều ý kiến, FDI qua hỡnh thức sáp nhập và tiếp thu không có lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thụng thường, tiền doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vũng thỳc đẩy kinh tế trong nước ngay lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi .
    b.Phân loại theo mục đích:
    - Tỡm tài nguyờn và lao động rẻ tiền.
    Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia đang phát triển như Trung Đông, Phi Châu, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng.
    Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt cũn thấp.
    -Tỡm thị trường tiêu thụ.
    Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển hỡnh nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.
    -Tỡm hiệu quả kinh doanh.
    Đây là một dạng FDI thường thấy ở các quốc gia đó phỏt triển, chẳng hạn như trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu. Lúc này, nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn nhau.
    Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài
    Trong hơn 10 năm qua, nhờ những chính sách luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể và quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội vào thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Vì thế mà đầu tư nước ngoài đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở ra nhiều nghành nghề, sản phẩm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế thế giới.
    Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng.Đồng thời hình thành đựoc 67 khu công nghiệp- khu chế xuất và khu công nghệ cao trên pham vi ca nước góp phần vào việc đô thị hoá, hình thành khu dân cư mới tạo việc làm ổn định cho hơn 200 nghìn lao động địa phương và hàng chục ngàn lao động dịch vụ khác, ở các thành phố lớn việc hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho địa phương này tách sản xuất ra khỏi khu dân cư giảm thiểu ô nhiễmbảo vệ môi trường đô thị.
    Hiện nay việc thu hút vốn ĐTNN đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia để phát triển.Nhu cầu đang trở nên vô cùng cần thiết trong điều của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng gia tăng. Đối với các nước đang phát triển, ĐTNN đang là một nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng quan trọng và là một trong những chỉ số cơ bản đánh gía khả năng phát triển.
    Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, kĩ thuật, xã hội.Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát là phải thoát khỏi tình trạng khủng hoảng,ổn định tình hình kinh tế chính trị- xã hội, phấn đấu vượt tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỉ XXI.Để đạt được mục tiêu nói trên phải thưc hiện tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó việc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng hàng đầu.Cuộc vận động thu hút ĐTNN vừa là hoạt động mới của Việt Nam, vừa được triển khai trong bối cảnh cạnh tranh công khai quyết liệt trên thị trường đầu tư giữa các nước trên thế giới và khu vực.
    Việt Nam đó trở thành thành viờn chớnh thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là một quá trỡnh vận động quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ ché quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu. Cả nền kinh tế, cỏc ngành sản xuất, cỏc doanh nghiệp và các loại hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đều phải đương đầu với sức ép cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam, một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyên biến động và là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập hiện nay, đang chịu những tác động trực tiếp và hết sức to lớn của quá trỡnh này. Vấn đề là cần có những giải pháp thích hợp để tăng tính nghi, vừa phát triển nhanh lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ cú hiệu quả cụng cuộc cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá để cơ bản đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá vào năm 2020.
    Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...