Tiểu Luận Tìm hiểu việc thực thi công ước quốc tế về quyền con người ở việt nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌM HIỂU VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM


    Theo một thống kê gần đây [xem: 1, tr.216-234] cho đến thời điểm này, có 114 văn kiện Quốc tế về quyền con người được Đại hội đồng Liên hiệp Quốc và một số chủ thể khác thông qua từ kể từ năm 1945. Cũng tính đến thời điểm này, Việt Nam đã tham gia kí kết và thành viên của 18 Công ước, Điều ước Quốc tế về quyền con người [ xem: 1, tr.44]. Số lượng các văn kiện và đông đảo các quốc gia tham gia kí kết công ước quốc tế về nhân quyền cho thấy, vấn đề nhân quyền là mối quan tâm chung của toàn nhân loại và đang ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.

    Về nguyên tắc, khi tham gia các Công ước, Điều ước Quốc tế về quyền con người, Việt Nam phải có trách nhiệm, bảo vệ và thực hiện đến mức cao nhất các nội dung ghi trong Công ước. Theo đó, khi xây dựng chính sách, pháp luật những quy định trái với các cam kết quốc tế phải bị loại bỏ hoặc có lộ trình loại bỏ; Nhà nước phải có trách nhiệm trước bất cứ một sự vi phạm nào trong công ước dù đó là vi phạm của người dân hay cơ quan công quyền, của tổ chức chính trị xã hội hay tổ chức kinh tế; đồng thời, Nhà nước phải có chương trình, kế hoạch cung cấp các nguồn lực con người và tài chính để hiện thực hóa nội dung Công ước. Đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Chính phủ phải chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nhằm không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo lập các cơ hội ngang nhau cho tất cả mọi người.

    Vấn đề đặt ra là tại sao hàng năm, các báo cáo của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (HRW) hoặc của một số chính phủ các nước (như Anh, Mỹ ) về nhân quyền thường đề cập về tình trạng Nhân quyền ở Việt Nam; người ta cho rằng, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo hoặc Việt Nam luôn có vấn đề về Nhân quyền. Nếu tạm gác sang một bên các nguyên nhân thuộc về định kiến, thù địch hoặc có ý đồ thiếu xây dựng thì phải chăng, nhân quyền Việt Nam đang thực sự có những khiếm khuyết, vênh lệch với các yêu cầu của công ước quốc tế.


    Nội dung chính:

    - Một số biểu hiện chưa trọn vẹn trong thực hiện quyền con người ở Việt Nam

    - Những yêu cầu cơ bản của công ước quốc tế về quyền con người và quan điểm của Việt Nam: tồn tại không ít khác biệt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...