Luận Văn Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 – bậ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời cảm ơn 1
    Lời cam đoan . 2
    Mục lục 3
    A. Phần mở đầu 5
    1. Lý do chọn đề tài 5
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    3. Mục đích nghiên cứu 7
    4. Đối tượng,khách thể và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    6. Giả thuyết khoa học 8
    7. Các phương pháp nghiên cứu 8
    8. Kế hoạch nghiên cứu 8
    9. Cấu trúc của khoá luận 9
    B. Phần nội dung 10
    Chương 1: Cơ sở lí luận 10
    1: Khái niệm phương pháp dạy học 10
    2: Một số đặc điểm của phương pháp dạy học Tiểu học 10
    3: Phân loại phương pháp dạy học ở Tiểu học 11
    4: Vấn đề đổi p trò chơi học mới phương pháp dạy học Tiểu học 14
    5: Phương pháp trò chơi 21
    Chương2: Môn Tự nhiên và Xã hội và vấn đề sử dụng phương pháp
    trò chơi học tập 28
    1. Môn tự nhiên và xã hội ở Tiểu học 28
    2. Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 và vấn đề sử dụng phương pháp
    trò chơi học tập 31
    Chương 3: Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong
    dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở Tiểu học. Nguyên nhân và biện pháp 37
    1. Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học
    Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở Tiểu học 37
    1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp
    trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 37
    1.2. Thực trang sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong
    dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 38
    1.3. Thực trạng về hiệu quả của trò chơi học tập đối với giờ học
    Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở Tiểu học 45
    2. Nguyên nhân và biện pháp 50
    2.1. Nguyên nhân 50
    2.2. Biện pháp 52
    C. Phần kết luận 56
    Tài liệu tham khảo 58
    Phụ lục 59
















    A-phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó ở tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội. Trong đó ngành giáo dục với sản phẩm đặc biệt là con người thì càng phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có trình độ học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh, bản ngã, đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Đổi mới trong giáo dục phải được hiểu là đổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và hình thức tổ chức. Trong xu thế đó, sự đổi mới về phương pháp dạy học đang được coi là vấn đề nóng bỏng, mang tính chất thời đại, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Đổi mới phương pháp dạy học phải khắc phục cách thức truyền thụ “thầy giảng – trò ghi” phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
    Môn Tự nhiên Xã hội ở trường Tiểu học là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Môn học này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, năng lực đạo đức của con người và trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể của hệ thống giáo dục quốc dân. Để đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục và của giáo dục Tiểu học, chương trình môn Tự nhiên Xã hội đã đề ra mục tiêu môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động của học sinh . Trên cơ sở những mục tiêu này đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành rèn luyện kỹ năng học tập của học sinh. Học sinh phải được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển một cách tối đa thông qua hoạt động học tập. Mục tiêu này đòi hỏi thầy giáo, cô giáo trong khi tổ chức cho học sinh học tập phải sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp dạy có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của người học như phương pháp trò chơi học tập, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề.
    Phương pháp trò chơi học tập được coi là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả ở nhiều môn học của bậc Tiểu học (Toán, Tiếng việt, Tự nhiên Xã hội, Đạo đức ). Sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là một vấn đề hoàn toàn mới, cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Thực tế nhiều giáo viên đứng lớp cũng đã có nhiều kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập nhằm đem lại những giờ học nhẹ nhàng, vui vẻ, lí thú mà vẫn đạt hiệu quả cao. Cơ sở lý luận về phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết học. Tuy nhiên thực trạng sử dụng phương pháp này như thế nào và nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó vẫn còn là một vấn đề chưa có nhiều công trình quan tâm, tìm hiểu. Kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu nói trên và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở tiểu học, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 3 bậc Tiểu học” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Việc sử dụng trò chơi trong dạy học không phải là vấn đề mới được đặt ra. Ngay từ đầu thế kỉ XX nhà tâm lý học Thụy Sỹ J.Piaget đã rất quan tâm tới phương pháp này “Thông qua hoạt hoạt động vui chơi để tiến hành học tập”.
    Năm 1974, trên tạp chí văn học trường học Matxcơva, số 2 (trang 53) B.C.Grrenhikaia đã cho rằng: “Chúng ta không những phải tạo cho trẻ có thì giờ để chơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng trò chơi
    ở Việt Nam ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất lý luận về phương pháp trò chơi học tập nói chung, nhiều tác giả đã quan tâm đến việc sử dụng phương pháp này trong từng môn học cụ thể. Đặc biệt là tác giả Nguyễn Thị Hoa – giáo viên sinh học, trường Cao đẳng sư phạm Tây Bắc đã đề cập đến một cách khá chi tiết từ nguồn sưu tầm, sự phân loại, hướng dẫn sử dụng câu đố như là một phương tiện đặc biệt để tổ chức trò chơi học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo bài giảng có tính hấp dẫn, lôi cuốn, làm học sinh say mê, phấn khởi học tập qua bài viết “Sử dụng câu đố trong giảng dạy môn Tự nhiên Xã hội.
    Hay nhóm tác giả Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm đã đề cập đến các loại trò chơi theo từng nội dung bài học trong chương trình Toán 1 qua cuốn sách “100 trò chơi học toán lớp 1”.
    Tác giả Ngô Thúc Lanh đã cho xuất bản cuốn “Giúp em vui học toán 1”. Cuốn sách đã đưa ra những câu đố và rất nhiều trò chơi toán học giúp các em củng cố nội dung bài học, rèn trí thông minh và khả năng sáng tạo mà vẫn đảm bảo vui mà học, học mà vui.
    Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học ở Tiểu học. Nhưng thực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học thì vẫn còn ít được quan tâm.
    3. mục đích nghiên cứu đề tài
    Từ việc làm rõ cơ sở lí luận của phương pháp trò chơi học tập, chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (ở ba trường Tiểu học: trường Tiểu học Tân Dân, trường Tiểu học Xuân Hoà A và trường Tiểu học Xuân Hoà B). Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...