Luận Văn Tìm hiểu việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh Trung học phổ thông t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Thế giới quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Bởi vì, tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức chính bản thân mình. Những tri thức tiếp thu được dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Thế giới quan giúp con người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính mình và từ đó con người xác định thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan đúng đắn. Cho nên trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chí quan trọng nói lên sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. và nhân sinh quan đúng đắn giúp con người định hướng đúng đắn mọi hoạt động của mình.
    Có thể nói, nhận thức về thế giới và chính bản thân mình là một nhu cầu tất yếu của mỗi người. Đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên – học sinh THPT, lứa tuổi sắp bước vào đời thì nhu cầu này càng lớn, một mặt vì sự hình thành TGQ là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lí của các em, mặt khác vì cuộc sống mới luôn đặt ra trước mắt các em biết bao điều mới lạ, những niềm phấn khởi hy vọng, xen lẫn những băn khoăn suy nghĩ thôi thúc các em muốn tìm hiểu, khám phá về những điều mới lạ đó.
    Tuy những cơ sở hình thành thế giới quan đã có từ trước đó nhưng cho đến giai đoạn này, khi điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã hội để xây dựng một hệ thống quan điểm riêng đã được hình thành và phát triển tương đối ổn định thì ở các em mới xuất hiện nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi đã hình thành vào hệ thống hoàn chỉnh. Một khi đã có hệ thống quan điểm riêng đúng đắn, thanh niên - học sinh không chỉ hiểu đúng về thế giới mà còn đánh giá chính xác về nó, xác định được thái độ đúng đắn của mình đối với thế giới nữa.
    Thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của thanh niên - học sinh THPT được hình thành từ hoạt động giáo dục trong nhà trường, từ quan hệ trong gia đình, từ quan hệ xã hội rộng rãi, điều kiện sống phong phú, đa dạng và
    - 2 -
    khả năng tự nhận thức, tự giáo dục của các em. Trong đó, hoạt động giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng.
    Thực tế nhiều năm gần đây cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên - học sinh THPT hiện nay chưa hình thành được cho mình một TGQ, nhân sinh quan đúng đắn, PPL khoa học trong học tập cũng như trong cuộc sống. Từ đó không xác định đúng mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, dễ có những thái độ sống bi quan, thụ động, thích hưởng thụ và dễ bị sa ngã trước những tác động tiêu cực của xã hội. Bên cạnh những tấm gương thanh niên - học sinh vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, hòa nhã với bạn bè, những tấm gương thanh niên - học sinh “sống đẹp, sống có ích” thì có không ít thanh niên - học sinh phạm tội hoặc sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên, với ông bà cha mẹ, cư xử thô lỗ với bạn bè và những người xung quanh không ngừng diễn ra.
    Từ thực trạng trên cho thấy vai trò to lớn của việc dạy học và giáo dục TGQ, PPL cho học sinh trong nhà trường THPT, đặc biệt là vai trò của môn GDCD. Vì đây là môn học có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức về TGQ một cách hệ thống, toàn diện; giúp cho học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, của xã hội và của tư duy; giúp học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với qui luật khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn luôn có ý thức vươn tới những cái cao đẹp.
    Với những tri thức của môn GDCD ở trường THPT, đặc biệt là những tri thức của môn GDCD lớp 10, phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học”, học sinh sẽ hình thành dần dần những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đồng thời, thông qua những tri thức của môn GDCD, phần thứ nhất sẽ hình thành từng bước phương pháp nhận thức, tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật khách quan. Đặc biệt trong thời đại ngày nay - thời đại hội nhập và phát triển, việc định hướng đúng đắn suy nghĩ, và do đó, định hướng đúng trong hành động có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân.
    Trên thực tế, việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT là rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian với phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp. Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên dạy môn GDCD ở trường phổ
    - 3 -
    thông, tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ hình thành cho thế hệ tương lai của đất nước TGQ, PPL khoa học.
    Từ những điều trên, tôi quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Tìm hiểu việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD lớp 10 từ năm 2006 đến nay”.
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 01
    1. Lý do chọn đề tài .01
    2. Tình hình nghiên cứu 03
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .04
    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 04
    5. Phương pháp nghiên cứu .05
    6. Đóng góp của khóa luận 05
    7. Cấu trúc của khóa luận 05
    PHẦN NỘI DUNG 07
    CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    KHOA HỌC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
    LỚP 10 .07
    1.1 Vai trò của môn GDCD đối với việc hình thành thế giới quan,
    phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT .07
    1.1.1 Khái niệm thế giới quan, phương pháp luận .07
    1.1.2 Vị trí của môn GDCD ở trường THPT .08
    1.1.3 Nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPT 08
    1.1.4 Mối quan hệ giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết học
    Mác - Lênin 09
    1.2 Những nội dung hình thành thế giới quan, phương pháp luận
    khoa học cho học sinh THPT trong môn GDCD lớp 10 .10
    1.2.1 Thế giới vật chất tồn tại khách quan .10
    1.2.2 Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển 13
    1.2.3 Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện
    tượng .15
    1.2.4 Cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật và hiện tượng 17
    1.2.5 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng 19
    1.2.6 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn
    để kiểm tra chân lý .21
    1.2.7 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội .23
    1.2.8 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của
    xã hội .27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH THẾ
    GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
    CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH
    PHỐ LONG XUYÊN TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD
    TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY .30
    2.1 Thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT
    thành phố Long Xuyên trong dạy học môn GDCD từ năm 2006
    đến nay .30
    2.1.1 Thực trạng giảng dạy môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất 30
    2.1.2 Thực trạng học tập môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất 34
    2.1.3 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với công tác chủ nhiệm
    trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT .35
    2.1.4 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với hoạt động dạy nghề, dạy
    hướng nghiệp trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho
    học sinh THPT 36
    2.1.5 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với các hoạt động khác của
    trường THPT trong việc hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh .38
    2.1.6 Sự kết hợp giữa dạy học môn GDCD với gia đình học sinh và các
    lực lượng xã hội khác 40
    2.2 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc hình
    thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên
    từ năm 2006 đến nay .42
    2.2.1 Nguyên nhân của những thành tựu .42
    2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 45
    2.3 Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành TGQ
    và PPL khoa học cho học sinh THPT ở thành phố Long Xuyên trong
    dạy học môn GDCD .47
    PHẦN KẾT LUẬN .54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...