Luận Văn Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu đôc, tỉnh An

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
    hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
    xã hội của từng quốc gia. Văn hóa là từ có nội hàm rất rộng bao trùm cả lĩnh vực
    lịch sử, giáo dục, xã hội Văn hóa giúp cho lịch sử con người nhận thức được
    không gian, và mọi vật xã hội tiến tới chân - thiện - mỹ. Trải qua bao biến chuyển
    của lịch sử, nếu có một điều đáng tự hào của nhân loại nói chung, đó chính là
    thành tựu văn hóa. Lịch sử trên thế giới đã chứng minh: lớp bụi thời gian sẽ làm
    phai mờ tất cả, trừ giá trị văn hóa vẫn mãi mãi lưu truyền. Trong thời đại ngày
    nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích
    lại gần nhau thì văn hóa dân tộc trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm
    gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng
    của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt
    mục tiêu “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
    [21;533].
    Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của
    quốc gia dân tộc mình gắn liền với sắc thái văn hóa của tất cả các dân tộc sinh
    sống trên quốc gia đó. Đối với từng đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) của một quốc
    gia, bên cạnh tất cả các sắc thái văn hóa của các dân tộc đang sinh sống còn có
    những địa danh, khu di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống góp phần tạo nên
    những nét văn hóa rất đơn nhất, rất đặc sắc của đơn vị hành chính đó. Do đó, nếu
    biết phát huy và phát triển các giá trị văn hóa của mỗi con người, của các cộng
    đồng dân tộc, của từng khu di tích lịch sử, của từng lễ hội truyền thống một cách
    lành mạnh thì càng có điều kiện thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết
    tốt các vấn đề xã hội.
    Việt Nam có 64 tỉnh, thành trải dài từ Bắc chí Nam hầu như nơi nào
    cũng có di tích và thắng cảnh. Mỗi di tích và thắng cảnh như mỗi bông hoa rực rỡ
    sắc màu trong rừng hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. An Giang
    thuộc miền Tây Nam Bộ, vùng đất có lợi thế về thiên nhiên, là vùng đồng bằng
    bỗng dưng có núi. Đây còn là vùng đất giàu di tích lịch sử văn hóa. Vùng đất này
    trở thành trung tâm du lịch hành hương điển hình biểu tượng của miền Tây; một
    Trang 1
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
    hình ảnh An Giang trong lòng mọi người. Từ vị trí địa lý đặc biệt của mình, An
    Giang xưa đã trở thành trung tâm văn hóa Óc Eo nổi tiếng trong chín tỉnh đồng
    bằng sông Cửu Long. Khi người Việt đến An Giang còn bị hoang hóa và người
    Việt đã viết tiếp trang sử của vùng đất này. Người Việt sống cộng cư với các dân
    tộc anh em khác và cùng nhau xây dựng nền văn hóa mới, phủ lên vùng đất An
    Giang và cả miền Tây Nam Bộ nói chung. Ngày nay, người Việt trở thành chủ thể
    của vùng đất này. Trong suốt tiến trình lịch sử, các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa,
    Khmer ở An Giang luôn gắn bó học hỏi lẫn nhau cùng phát triển và hình thành
    nên một “nền văn hóa sông nước”. Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế (nay thuộc phường
    Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), một làng mang nhiều nét đặc thù ở
    vùng biên thùy Tây Nam Bộ, có núi, có sông, có đồng bằng bát ngát và nhiều di
    tích, thắng cảnh. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn
    hóa cùng hàng trăm chùa, am, miếu và nhiều thắng cảnh đẹp mang dấu ấn một
    thời mở đất về phương Nam. Núi Sam có khoảng 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ tự
    cùng các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu [23]. Ngoài 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ
    tự, khu vực núi Sam có 5 công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu được công nhận là
    di tích: đình Vĩnh Tế, chùa Tây An, chùa Hang, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu
    Bà Chúa Xứ. Những di tích trên có giá trị về mặt lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo,
    giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan môi trường và giá trị về mặt hiện vật. Bên cạnh
    các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại núi Sam, lễ hội là một loại hình văn hóa
    đặc sắc của vùng đất. Đặc trưng nhất của nét lễ hội vùng núi Sam là Lễ hội Vía
    Bà Chúa Xứ.
    Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các di tích thắng
    cảnh cũng như sinh hoạt truyền thống của các lễ hội, tạo điều kiện trùng tu xây
    dựng các di tích lịch sử, nâng cấp các lễ hội, hướng các lễ hội sinh hoạt lành
    mạnh theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
    nước. Mặt khác, vẫn tôn trọng những giá trị văn hóa thuộc về truyền thống của
    các di tích, cũng như những nét sinh hoạt đặc sắc riêng của các lễ hội.
    Các lễ hội núi Sam, có tính đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về
    nội dung thờ cúng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tập tục thờ nữ thần, thờ cúng
    Phật, Thánh xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của cư dân nông nghiệp; từ cội
    nguồn tâm thức chung của người Việt, luôn sống với đạo lý: “Uống nước nhớ
    nguồn”. Qua các nội dung của các lễ hội nêu trên, người ta có thể nhìn nhận rõ
    Trang 2
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
    nét hơn tính giao lưu tiếp biến văn hóa của tín ngưỡng dân gian bản địa, điển hình
    như Chúa Xứ Thánh Mẫu.
    Trong những năm qua, mặc dù những nét văn hóa trong Lễ hội Vía Bà Chúa
    Xứ núi Sam đã được nhiều tác giả nghiên cứu đến. Tuy nhiên, hầu hết tất cả đều
    nêu một cách khái quát về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, chưa đi sâu tìm hiểu phong
    tục sinh hoạt, các nét văn hóa truyền thống độc đáo của lễ hội và đề ra các biện
    pháp để giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, một
    lễ hội được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2001.
    Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, giai đoạn hội nhập toàn
    cầu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ gìn những nét văn hóa độc đáo trong Lễ
    hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Quảng bá hình
    ảnh độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ cho du khách trong nước
    mà còn du khách ngoài nước biết đến, cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những
    quan niệm sai lệch xem lễ hội là một hình thức mê tín dị đoan. Đó cũng là vấn đề
    đáng quan tâm hiện nay.
    Mảng đề tài về văn hóa là lĩnh vực tôi rất tâm đắc, được sinh ra và lớn lên
    trên mảnh đất An Giang giàu truyền thống anh hùng, nổi tiếng về nông nghiệp,
    với nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp. Tiếp bước truyền thống đó, tôi cũng
    muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng quê
    hương An Giang nói riêng, sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung ngày càng
    giàu đẹp, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa.
    Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
    mình: “Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ
    núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ:
    2.1. Mục đích:
    Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
    Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    Đề xuất một số giải pháp trong việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội
    Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ:
    Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
    Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    Trang 3
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
    Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
    Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng:
    Nghiên cứu nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị
    xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Khóa luận chỉ nghiên cứu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía
    Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khóa luận sử dụng:
    Phương pháp luận: Duy vật biện chứng.
    Phương pháp chuyên ngành:
    Phương pháp tiếp cận văn hóa: logic-lịch sử, khảo sát thực tế.
    Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống.
    Phương pháp điền giả
    5. Đóng góp của khóa luận:
    Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm về văn hóa dân tộc nói chung, và một
    số nét văn hóa độc đáo (Văn hóa tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu) của Lễ hội Vía Bà
    Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay nói riêng.
    Đề ra một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa
    Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hội nhập của đất
    nước hiện nay.
    Quảng bá hình ảnh văn hóa độc đáo của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
    không chỉ cho du khách trong cả nước mà còn cho du khách nước ngoài biết đến,
    cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những quan niệm sai lệch về Lễ hội.
    Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho
    việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa, cũng như nét văn hóa dân tộc
    trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
    Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách,
    chủ trương của chính quyền địa phương về công tác văn hóa, tư tưởng thị xã
    Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.
    Trang 4
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh
    6. Kết cấu khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
    luận gồm 2 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...