Luận Văn Tìm hiểu về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải phòng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Phần mở đầu. 0
    1. Lí do chọn đề tài: 3
    2. Mục đích nghiên cứu: 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
    4. Phương pháp nghiên cứu: 5
    5. Bố cục của khoá luận: 6
    Chương1: Những vấn đề chung về văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh trong khách sạn. 7
    1.1Văn hoá và văn hoá kinh doanh. 7
    1.1.1Văn hoá. 7
    1.1.2 Văn hoá kinh doanh. 10
    1.2 Văn hoá kinh doanh trong khách sạn. 17
    1.2.1 Khái niệm 17
    1.2.2 Bản chất của văn hoá kinh doanh khách sạn. 18
    1.2.3 Vai trò của văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh doanh khách sạn. 19
    1.2.4 Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh trong khách sạn. 23
    Chương 2 Tìm hiểu yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sea Stars (Sao Biển) 26
    2.1 Khái quá chung về khách sạn Sao Biển. 26
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn. 26
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 28
    2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong khách sạn 29
    2.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và trang thiết bị 32
    2.2 Tìm hiểu yếu tố văn hoá tại khách sạn Sao Biển. 33
    2.2.1 Yếu tố văn hoá trong giao tiếp ứng xử với khách. 33
    2.2.2 Văn hoá thể hiện thông qua tất cả các hoạt động kinh doanh của khách sạn. 39
    2.2.3 Văn hoá kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động quản lý điều hành của khách sạn 56
    2.2.4 Văn hoá kinh doanh thể hiện thông qua kiến trúc tổng quan của khách sạn 61
    2.3 Sự tác động trở lại của văn hoá đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn 63
    Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh doanh của khách sạn Sao Biển. 67
    3.1 Nhận xét tổng quát về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển. 67
    3.1.1 Ưu điểm 67
    3.1.2 Những hạn chế. 69
    3.2 Phương hướng và mục tiêu chung nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sao Biển. 71
    3.2.1 Phương hướng. 71
    3.2.2 Mục tiêu. 72
    3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong kinh doanh tại Sao Biển. 73
    3.3.1 Tiếp tục xây dựng củng cố môi trường văn hoá kinh doanh bên trong khách sạn 73
    3.3.2 Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho nhân viên. 75
    3.3.3 Đưa các yếu tố kiến trúc mỹ thuật và văn hoá Việt vào trong khách sạn 79
    3.3.4 Nâng cao các tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn. 82
    3.3.5 Hoàn thiện hệ thống nội quy và kỷ luật lao động. 84
    3.3.6 Đa dạng hoá chủng loại, tăng cường tính khác biệt hoá của sản phẩm 85
    3.3.7 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 86
    Kết luận. 89
    Lời cảm ơn. 0

    Phần mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài:
    Theo xu hướng hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu phổ biến không chỉ ở những nước phát triển mà còn cả ở những nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động du lịch đã kéo theo sự ăn nên làm gia của ngành kinh doanh khách sạn. Theo công ty kiểm toán Grant Thornbon thì hiện nay lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam là ăn khách nhất và cũng dễ thu hồi vốn nhất [15]. Cũng chính vì lẽ đó mà các khách sạn ra đời ngày càng nhiều, đặc biệt là các khách sạn mang tính quốc tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Để đạt được hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thì đòi hỏi không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giao lưu văn hoá, nâng cao hiểu biết, nhận thức, mà doanh nghiệp còn cần phải tạo ra cho mình một vị thế không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Tăng khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho khách sạn. Để đạt được điều đó trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp của mình và coi đó là vấn đề quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp
    Hải Phòng có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, du lịch và dịch vụ. Với diện tích 1.507,57km[SUP]2[/SUP] và dân số 1884685 người (số liệu tháng 9 năm 2007). Hải Phòng là đô thị loại 1- thành phố trực thuộc Trung Ương, là đầu mối giao thông trực thuộc phía bắc. Với lợi thế cảng nước sâu, phát triển vận tải biển tại Hải Phòng là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại và trung tâm dịch vụ lớn, thuỷ sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ. Không chỉ có tiềm năng về thương mại, Hải Phòng còn có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với ba điểm du lịch nổi tiếng: Trung tâm thành phố, Cát Bà, Đồ Sơn.
    Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê du lịch, tháng 9 năm 2008, du lịch Hải Phòng đón và phục vụ 3045,9 ngìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 527,0 ngìn lượt khách, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch và khách sạn là 3202,5 tỉ. Riêng hai tháng đầu năm 2009, du lịch Đồ Sơn thu hút 13,5 vạn lượt khách, trong đó 2,5 ngìn lượt khách quốc tế [11].
    Nhìn chung, các chỉ tiêu của ngành du lịch đều tăng, nguyên nhân đạt được kết quả trên là do nguồn khách đến Cát Bà tăng mạnh, khách đến dự Liên Hoan Tiếng Hát truyền hình toàn quốc lần thứ 27 được tổ chúc tại Hải Phòng và khách đến dự các lễ hội đầu xuân trên trên địa bàn trong đó có lễ hội đền Bà Đế và đảo Dấu. Trong lĩnh kinh doanh kinh doanh du lịch, khách sạn chiếm vị trí quan trọng “mang lại 70% doanh thu và trở thành nguồn thu chính cho du lịch” [8]
    Vì những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành kinh doanh khách sạn đang càng ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế. Và thực tế ngành đã nhận được sự đầu tư, quan tâm, quản lý để trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thành phố và cả nước như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 5/1995 đã xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội và Quảng Ninh trở thành tam giác động lực tăng trưởng du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước.
    Trước xu hướng hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn phát triển không ngừng, các khách sạn mọc lên như nấm sau mưa làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một vấn đề lớn đặt ra cho các nhà kinh doanh là làm sao tạo được thương hiệu mà chỉ khi đến với khách sạn mình khách mới cảm nhận được. Và các nhà kinh doanh đã khôn ngoan đưa vấn đề văn hoá vào hoạt động kinh doanh như một chiến lược nhằm thu hút khách đến và cảm nhận. Như vậy có thể nói rằng ngày nay văn hoá kinh doanh trở thành một điểm nhấn quyết định tới thành công của một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn.
    Sea Stars (Sao Biển) là khách sạn bốn sao mới xây dựng và đưa vào hoạt động tại thành phố Hải Phòng. Vì những lí do trên em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biến - Hải Phòng” làm đề tài khoá luận nhằm khám phá những yếu tố mới mẻ về một khía cạnh đặc biệt tại một khách sạn mới trên địa bàn Hải Phòng.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Phân tích văn hoá kinh doanh từ đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
    Xâm nhập hoạt động thực tiễn, tìm hiểu về các giá trị văn hoá trong kinh doanh khách sạn thông qua hoạt động kinh doanh của khách sạn. Từ đó có cái nhìn và nhận định đúng đắn hơn về các giá trị văn hoá trong kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Vai trò và tác động của văn hoá kinh doanh từ hoạt động kinh doanh trong khách sạn.
    Khảo sát và phân tích những điều kiện cơ bản trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
    Thông qua hoạt động thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính văn hoá trong kinh doanh khách sạn, tạo ra bản sắc văn hoá riêng cho khách sạn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Là các giá trị văn hoá được thể hiện thông qua hoạt động kinh doanh của khách sạn bao gồm hai hình thức thể hiện:
    - Các giá trị văn hoá bên trong (không thể thấy được): Phương châm kinh doanh của khách sạn, các nguyên tắc, chuẩn mực của khách sạn.
    - Các giá trị văn hoá bên ngoài: (có thể thấy được): Logo, không gian kiến trúc, cảnh quan chung quanh của khách sạn, hình ảnh thương hiệu, uy tín, phong cách giao tiếp, ứng xử và phục vụ của các bộ phận: lễ tân, bar, buồng, bàn, bếp và các dịch vụ kinh doanh bổ sung .
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp khảo sát thực địa
    Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
    Phương pháp sưu tầm, lựa chọn
    Phương pháp so sánh đối chiếu
    5. Bố cục của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận chia làm ba chương chính:
    Chương 1: Những vấn đề chung về văn hoá kinh doanh và văn hoá kinh doanh trong khách sạn.
    Chương 2: Tìm hiểu về yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh tại khách sạn Sao Biển.
    Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh doanh của khách sạn Sao Biển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...