Luận Văn Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG .

    GVHD : PGS NGUT VŨ HỮU TỬU


    LỜI NÓI ĐẦU

    Hoạt động ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế ở các nước cũng như ở Việt Nam. Sự chuyển hướng kinh tế đối ngoại giữa các tổ chức kinh doanh trong nước và các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã tạo cho ngành ngọai thương Việt Nam gặt hái được những kết qủa đáng mừng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển tích cực, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngọai thương nói riêng ngày nay rất đa dạng và phong phú cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Do vậy việc ra đời của hợp đồng mẫu là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp có hoạt động buôn bán ngọai thương vì nó là công cụ đắc lực cho hoạt động này.

    Trong buôn bán ngoại thương phần lớn các giao dịch đàm phán kết thúc bằng việc các bên đương sự ký vào một hợp đồng đã in sẵn, họ chỉ bổ sung thêm một vài điều khoản riêng biệt. Hợp đồng như thế gọi là hợp đồng mẫu (standard contract).

    Hợp đồng mẫu thường được làm dưới dạng như:

    - Bản hợp đồng in sẵn, có để trống cho ngững điều khoản cần điền thêm.

    - Điều kiện chung bán (hoặc mua) hàng do người bán (hoặc người mua) thảo sẵn

    - Điều kiện chung giao hàng đã được hai bên ký kết từ trước về những nguyên tắc cơ bản làm khung cho việc ký kết những hợp đồng cụ thể.

    - Điều kiện chung do các tổ chức Quốc tế dự thảo.

    Hợp đồng mẫu thường được soạn thảo trên cơ sở tập quán buôn bán của ngành hàng có liên quan và / hoặc tập quán buôn bán của địa phương có liên quan cho nên việc tìm hiểu các hợp đồng mẫu giúp cho chúng ta càng hiểu sâu hơn về tập quán buôn bán để vận dụng chúng vào những giao dịch của chúng ta.

    Các hợp đồng mẫu nói lên kỹ thuật buôn bán về từng ngàng hàng. Hợp đồng mẫu về lương thực thực phẩm có rất nhiều chi tiết khác với hợp đồng mẫu về ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Thậm chí cũng cùng một thuật ngữ mà sự giải thích ở từng ngành hàng có thể mỗi khác. Ví dụ: thuật ngữ “giao nguyên lành” – Sound delivery được giải thích ở mỗi ngành hàng một khác.

    Đó cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài này. Trên cơ sở tham khảo sách báo, tạp chí trong và ngoài nước, thực tiễn ở một số công ty có hoạt động buôn bán ngoaị thương.

    Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở việt nam

    Trong luận văn này tôi xin đề cập đến những điểm cơ bản nhất trong hợp đồng mẫu, bao gồm 3 phần chính như sau:

    - Chương I: Khái quát chung về hợp đồng mẫu

    - Chương II: Một số điều khoản chung của hợp đồng mẫu & một số hợp đồng mẫu trong buôn bán Quốc tế

    - Chương III: Thực trạng sử dụng hợp đồng mẫu ở Việt Nam



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MẪU

    1 Định nghĩa về hợp đồng mẫu & sự ra đời và phát triển của hợp đồng mẫu

    2 Lĩnh vực áp dụng hợp đồng mẫu

    3 Ngôn từ trong hợp đồng mẫu

    CHƯƠNG II NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG MẪU & CÁC HỢP ĐỒNG MẪU TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ

    I. Điều khoản tên hàng.

    II. Điều khoản số lượng.

    1. Chỉ tiêu số lượng và cách biểu thị của nó

    2. Phương pháp xác định trọng lượng

    III. Điều khoản bao bì

    1. Phương pháp quy định chất lượng của bao bì

    2. Phương thức cung cấp bao bì

    3. Phương thức xác định gía cả của bao bì

    IV. Điều khoản về phẩm chất

    1. Tên điều khoản và các phương pháp xác định phẩm chất

    2. Phạm vi chênh lệch cho phép về phẩm chất

    3. Trạng thái hàng hoá

    V. Điều khoản giao hàng

    1. Điều kiện cơ sở giao hàng

    2. Thời gian giao hàng

    3. Địa điểm giao hàng

    4. Phương thức giao hàng

    5. Thông báo giao hàng

    6. Những qui định khác về việc giao hàng

    VI. Điều khoản vận tải

    VII. Điều khoản giá cả và thanh toán

    1. Đồng tiền của hợp đồng

    2. Giá cả của hợp đồng

    3. Một số vấn đề về việc thanh toán

    VIII. Điều khoản pháp lý

    1. Luật điều chỉnh hợp đồng

    2. Trường hợp bất khả kháng

    3. Chế tài

    4. Giải quyết tranh chấp

    Một số hợp đồng mẫu trong buôn bán quốc tế

    1. Hợp đồng về ngũ cốc

    2. Hợp đồng ngũ cốc London

    CHƯƠNG III VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG MẪU Ở VIỆT NAM

    I Việc sử dụng hợp đồng mẫu ở Việt Nam

    1. Các doanh nghiệp Việt Nam với việc soạn thảo hợp đồng mẫu.

    2. Yêu cầu của việc thống nhất soạn thảo hợp đồng mẫu

    Lời kết.

    Phụ lục

    Tài liệu tham khảo .



    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM 80 TRANG DƯỚI DẠNG FILE WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...