Luận Văn Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    NỘI DUNG TRANG
    Phần I. Dẫn luận .1
    I. Lý do chọn đề tài .1
    II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2
    III. Phạm vi nghiên cứu 8
    IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu .8
    V. Mục đích nghiên cứu .9
    VI. Nhiệm vụ nghiên cứu .9
    VII. Phương pháp nghiên cứu .9
    1. Phương pháp đọc sách và tài liệu 9
    2. Phương pháp thống kê .9
    3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ 9
    4. Phương pháp so sánh đối chiếu .9
    5. Phương pháp thay thế 10
    VIII. Bố cục luận văn 10
    IX. Quy ước của đề tài 10
    Phần II. Nội dung nghiên cứu 11
    Chương I. Cơ sở lý luận .11
    I. Một số vấn đề xung quanh từ láy 11
    II. Phân loại từ láy 12
    III. Chức năng của từ láy 17
    1. Chức năng miêu tả .17
    2. Chức năng bộc lộ .18
    3. Chức năng thay thế 18
    IV. Nghĩa của từ láy 18
    1. Nghĩa tổng hợp khái quát 18
    2. Nghĩa sắc thái hoá .18
    3. Nghĩa của các khuôn vần láy .19
    V. Nhận diện từ láy .20
    VI. Phân biệt từ láy với từ ghép 22
    VII. Vài nét về những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .23
    1. Nội dung 23
    2. Từ láy, một trong những phương tiện thể hiện quan trọng
    trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 24
    Chương II. Giá trị biểu hiện của từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn
    Ngọc Tư .27
    I. Thống kê và phân loại .27
    1. Thống kê 27
    2. Phân loại 27
    II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy .31
    1. Bức tranh nông thôn Nam Bộ
    chân thực, sinh động, giàu màu sắc 31
    2. Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm .36
    Chương III. Nghệ thuật sử dụng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư 41
    I. Dùng từ láy với tần số cao .41
    II. Biến đổi các yếu tố cấu tạo của từ láy .48
    1. Biến đổi về mặt ngữ âm .48
    2. Biến đổi về mặt ý nghĩa .49
    3. Biến đổi về mặt cấu tạo .51
    III. Sự kết hợp khéo léo các từ láy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
    .51
    Phần III. Kết luận .53
    Phụ lục 1 54
    Phụ lục 2 55
    Phụ lục 3 63
    Tài liệu tham khảo .80
    Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
    Trần Thị Kim Loan Trang 1
    PHẦN I. DẪN LUẬN
    I. Lý do chọn đề tài
    1. Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của VHVN nói chung và Văn học Đồng Bằng
    sông Cửu Long nói riêng. Tác giả này đang là một hiện tượng văn học trong những
    năm gần đây và là một tác giả có tài năng. Mặc dù mới bước vào làng văn nhưng
    Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành công khá lớn qua một số giải thưởng.
    Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần hai – “Ngọn đèn
    không tắt” 2000.
    Giải B hội nhà văn VN – Tập truyện “Ngọn đèn không tắt” 2001
    Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNTVN – Tập
    truyện “Ngọn đèn không tắt” 2000.
    Giải thưởng của hội nhà văn 2006 – Tập truyện “Cánh đồng bất tận”.
    Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng.
    Đã sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, bút ký, tạp bút, phản ánh cuộc sống của
    con người và vùng đất Nam Bộ. Đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
    Ngọn đèn không tắt (Tập truyện – Nxb Trẻ 2000)
    Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi – Nxb Trẻ 2001)
    Biển người mênh mông (Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003)
    Giao thừa (Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003)
    Nước chảy mây trôi (Tập truyện và ký – Nxb Nghệ thuật TP.HCM 2004)
    Cánh đồng bất tận (Tập truyện – Nxb Trẻ 2005)
    Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện – Nxb văn hóa Sài Gòn 2005)
    2. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã và đang gây ảnh hưởng đến dư
    luận trong và ngoài nước. Bắt đầu từ tập truyện Cánh đồng bất tận khi mới xuất bản
    đã bị Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau kiểm điểm và người đã kịch liệt lên án, phản
    đối tác phẩm này là ông Vưu Nghị Lực. Vấn đề này càng làm độc giả quan tâm và gây
    hứng thú tìm hiểu từ đó dẫn đến nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh tập truyện
    tạo nên một không khí tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn và tạp chí trong thời gian
    gần đây.
    3. Từ lâu văn học Nam Bộ chỉ đóng khung trong một khuôn khổ hạn hẹp với tên
    tuổi một số tác giả trước đó như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Anh Đức, điều này không
    tạo ra được sự phong phú cho nền Văn học Nam Bộ. Gần đây Nguyễn Ngọc Tư xuất
    hiện đã tạo được một diện mạo mới cho VH vùng đất này thực hiện được chức năng
    phản ánh hiện thực sâu sắc và cùng với những cách tân về hình thức đã làm phong phú
    thêm cho VHVN thời kỳ mới.
    Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
    Trần Thị Kim Loan Trang 2
    4. Khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng như các độc giả khác
    chúng tôi cũng có những ý kiến của mình xoay quanh tác phẩm này. Khi tiến hành
    nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư theo phương pháp gắn liền hai bình
    diện nội dung và hình thức chúng tôi nhận thấy về nội dung của tập truyện Cánh đồng
    bất tận đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất nên quyết định bỏ qua. Điều quan trọng
    là trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong tập truyện này tác giả sử dụng
    từ láy với mật độ rất cao và có những từ dùng độc đáo. Cũng chính vấn đề này đã gây
    hứng thú cho chúng tôi đi đến quyết định đứng trên góc nhìn của ngôn ngữ học nghiên
    cứu về một trong những hình thức thể hiện tác phẩm cụ thể là TÌM HIỂU VỀ TỪ
    LÁY TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ.
    5. Hơn nữa từ láy là một lớp từ đặc biệt chỉ có trong tiếng Việt và từ lâu đã được
    rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập những vấn đề về từ loại này. Khi tiến hành thực
    hiện đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về một số vấn đề về từ láy và khả năng
    thực tế sử dụng của chúng qua một tác phẩm cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...