Báo Cáo Tìm hiểu về truyền thông nối tiếp trong vi điều khiển pic18f4520 và thiết kế modul thí nghiệm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    BÁO CÁO THỰC TẬP


    ĐỀ TÀI : Tìm hiểu về truyền thông nối tiếp trong vi điều khiển pic18f4520 và thiết kế modul thí nghiệm.

    I. Tổng quan về vi điều khiển pic18f4520
    Bộ vi điều khiển ghi tắt là Micro-controller là mạch tích hợp trên một chip có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của hệ thống. Theo các tập lệnh của người lập trình, bộ vi điêu khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó .
    Trong các thiết bị điện và điện tử các bộ vi điều khiển điều khiển hoạt động của ti vi, máy giặt, đầu đọc lase, lò vi ba, điện thoại Trong hệ thống sản xuất tự động, bộ vi điều khiển sử dụng trong robot, các hệ thống đo lường giám sát .Các hệ thống càng thông minh thì vai trò của vi điều khiển ngày càng quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như: 6811 của Motorola, 8051 của Intel, Z8 của Zilog, PIC của Microchip Technology
    Trong đề tài này nghiên cứu về pic18f4520 vì nó có nhiều ưu điểm hơn các loại vi điều khiển các như : ADC 10 BÍT, PWM 10 BÍT, EEPROM 256 BYTE, COMPARATER, ngoài ra nó còn được các trường đại học trên thế giới đặc biệt là ở các nước Châu Âu hầu hết xem PIC là 1 môn học trong bộ môn vi diều khiển nói vậy các bạn cũng thấy sự phổ biến rộng rãi của nó. Ngoài ra PIC còn được rất nhiều nhà sản xuat phần mềm tạo ra các ngôn ngữ hổ trợ cho việc lập trình ngoài ngôn ngữ Asembly như :MPLAB, CCSC, HTPIC, MIRKROBASIC,
    Hiện nay có khá nhiều dòng PIC và có rất nhiều khác biệt về phần cứng, nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài nét như sau :
    ã 8/16 bít CPU, xây dựng theo kiến trúc trên kiến trúc Harvard sửa đổi, với tập lệnh rút gọn (do vậy PIC thuộc loại RISC).
    ã Flash và Rom có thể tuỳ chọn 256 byte đến 256 kbybe
    ã Các cổng xuất/nhập (mức lôgic thường từ 0v đến 5v, ứng với mức logic 0 và 1)
    ã 8/16 bít timer
    ã Các chuẩn giao tiếp ngoại vi nối tiếp đồng bộ/ không đồng bộ
    ã Bộ chuyển đổi ADC
    ã Bộ so sánh điện áp
    ã MSSP Pripheral dùng cho các giao tiếp I2C, SPI
    ã Bộ nhớ nội EEPROM - có thể ghi/ xoá lên tới hàng triệu lần
    ã Modul điều khiển động cơ, đọc encoder
    ã Hỗ trợ giao tiếp USB
    ã Hỗ trợ điều khiển Ethernet
    ã Hỗ trợ giao tiếp CAN
    ã Hỗ trợ giao tiếp LIN
    ã Hỗ trợ giao tiếp IRDA
    ã DSP những tính năng xử lý tín hiệu số
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...