Tiểu Luận Tìm hiểu về tổ chức APEC

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    LỜI NÓI ĐẦU



    Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là 1 trong những đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa. Qúa trình liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế rộng hơn so với quá trình liên kết. Hội nhập có thể thông qua việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế và phát triển các dịch vụ quốc tế hoặc hội nhập cũng có thể thực hiện thông qua việc tham gia các liên kết kinh tế và tổ chức quốc tế.

    Việt Nam 1 quốc gia đang phát triển kinh tế trong những năm gần đây cũng có những bước chuyển mình hội nhập với xu thế của thế giới, tham gia các tổ chức kinh tế để hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế với bạn bè năm châu. Hội nhập kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia và chiến lược kinh doanh của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã liên kết kinh tế quốc tế với 1 số tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO, EU, AFTA, Tiêu biểu là tổ chức APEC ( diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ). APEC khởi đầu với các sáng kiến kinh tế theo ngành. APEC là 1 nhóm đối thoại lỏng, không có cấu trúc tổ chức và đội ngũ nhân lực hỗ trợ. Cơ quan thường trực APEC là Ban thư ký APEC quốc tế có trụ sở tại Singapore. Đó là bộ máy hành chính quy mô nhỏ gồm 20 nhà ngoại giao được cử đến từ các nền kinh tế thành viên và 20 cán bộ địa phương với ngân sách khiêm tốn.

    Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên trên 100 Hội nghị, hội thảo các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006.Chính vì thế, chúng tôi đã chọn APEC để các bạn có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về tổ chức này.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, tiểu luận của chúng tôi được chia làm 3 phần:

    Chương 1: Tổng quan về APEC

    Chương 2: APEC và Việt Nam

    _________________________

    _________________________

    _________________________






    MỤC LỤC


    MỤC LỤC 1

    LỜI NÓI ĐẦU .2

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ APEC 3

    I.Quá trình hình thành và phát triển của APEC .3

    1.1. Khái niệm .3

    1.2. Lịch sử hình thành 3

    1.3. Thành viên 3

    1.4. Quy chế thành viên .4

    II.Cơ cấu tổ chức .4

    2.1. Cấp chính sách 4

    2.2. Cấp làm việc .5

    2.3. Ban thư ký 5

    III.Cơ chế hoạt động 7

    IV.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 7

    4.1. Mục tiêu 7

    4.2. Nguyên tắc 8

    V. Phạm vi hoạt động 8

    VI. Thành tựu 8

    6.1. Tự do hóa thương mại và đầu tư .9

    6.2. Tạo thuận lợi kinh doanh 10

    6.3. Kinh tế và hợp tác kỹ thuật .10

    6.4. Một số thành tựu khác 11

    CHƯƠNG II: APEC VÀ VIỆT NAM .12

    I. Việt Nam gia nhập APEC 12

    1.1. Nguyên nhân Việt Nam gia nhập .12

    1.2. Mục tiêu gia nhập APEC của Việt Nam .13

    1.3. Quá trình ra nhập 13

    1.4. Nhiệm vụ của Việt Nam khi ra nhập 13

    1.5. Tham gia của Việt Nam vào các hoạt động của Apec 14

    II. Mối quan hệ giữa Việt Nam và APEC 17

    2.1. Tác động của APEC đối với Việt Nam 17

    2.2. Những đóng góp của Việt Nam đối với APEC 20

    III. Phương hướng thúc đẩy hợp tác có hiệu quả trong hợp tác với APEC .21

    KẾT LUẬN .23

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .24




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...