Tiểu Luận Tìm hiểu về tình hình thu – chi của Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2007-2008

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ BÀI:

    Ngân sách nhà nước là một bộ phận vô cùng quan trọng xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đẩy mạnh đối ngoại của đất nước. Bởi vì Ngân sách nhà nước chính là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Chính vì tầm quan trọng đó mà quản lý và điều chỉnh Ngân sách Nhà nước hiện nay sao cho hợp lý chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. Đặc biệt là trong những thời kì khó khăn như giai đoạn 2007-2008 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong nước đã làm cho Ngân sách nhà nước có nhiều biến đổi lớn. Bài tiểu luận này sẽ tập trung tìm hiểu về tình hình thu – chi của Ngân sách Nhà nước ta trong giai đoạn 2007-2008, qua đó đánh giá nhận xét những thành quả, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho ngân sách nhà nước ta trong những năm đến.

    B. NỘI DUNG:

    I. LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI:

    1. Những vấn đề chung về Thu NSNN:

    1.1 Khái niệm:

    Thu Ngân sách Nhà nước là quá trình Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước ( quỹ Ngân sách nhà nước) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. (Duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước).

    1.2 Vai trò của Thu NSNN:

    Thu NSNN là công cụ chủ yếu quan trọng nhất để tạo lập quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

    Thu NSNN là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

    Thu NSNN có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập toàn xã hội.

    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng Thu NSNN:

    - Nhân tố GDP bình quân đầu người:

    Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cảu một quốc gia, phản ảnh khả năng tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu cảu các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân dân cư. Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên ngân sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động không tốt đén các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư trong xã hội.

    - Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:

    Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó nguồn động viên vào NSNN càng nhiều.

    Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN. Hiện nay tỷ suất doanh lợi của nước ta còn thấp nên mức động viên vào ngân sách nhà nước chưa cao

    _________________________________

    _________________________________

    _________________________________

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...