Tiểu Luận Tìm hiểu về tiền giả định

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Trong mỗi một phát ngôn, để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của nó, người nghe phải nhận thức được nghĩa hiển ngôn (explicit meaning), là “cái ý nghĩa mà họ có thể rút ra được từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp của các từ ấy” và cả nghĩa hàm ẩn (implicit meaning) là “những ý nghĩa vô hình, không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong mối quan hệ cú pháp của câu nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận.” (Nguyễn Thiện Giáp, 2000). Thông tin TGĐ và hiển ngôn được người nói thể hiện và người nghe nhận biết có liên quan đến việc sử dụng trong phát ngôn một số lớn các từ, cú đoạn và cấu trúc cú pháp. Những hình thức ngôn ngữ này được Levinson gọi là những dấu hiệu TGĐ hay tác tử kiểm định (presupposition triggers) và dấu hiệu hiển ngôn (implicature triggers) (Levinson, 1983).
    Vấn đề này đã là mối quan tâm của không ít các nhà ngôn ngữ học và các nhà nghiên cứu khác và gây ra khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, hoạt động của các dấu hiệu này trong diễn ngôn vẫn chưa thu hút được nhiều quan tâm, chúng ta vẫn sử dụng TGĐ hằng ngày trong giao tiếp, trong diễn ngôn nhưng hầu như chúng ta không phán xét nhiều về vấn đề này như thể đó là điều đã hiển nhiên. Và khi, với những người quan tâm về chuyên ngành ngôn ngữ, chúng ta quan sát và nhận thấy những thú vị từ nó. Đặc biệt, trong hai loại TGĐ là TGĐ từ vựng và TGĐ phi từ vựng thì TGĐ từ vựng đóng một vai trò quyết định đến dụng ý trong phát ngôn.
    Với giới hạn của tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến TGĐ trên khía cạnh của TGĐ từ vựng mà cụ thể hơn là TGĐ từ vựng về từ loại động từ. TGĐ từ vựng về từ loại động từ có tần số xuất hiện như thế nào, hay có nhũng tác động như thế nào đối với hàm ý hiển ngôn trong các văn bản in ấn. Đó cũng là mục đích chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

    NỘI DUNG

    1. Một số cơ sở lý luận về tiền giả định.


    1.1. Khái niệm về tiền giả định (TGĐ).
    Khi thực hiện phát ngôn, người nói giả định có những thông tin mà người nghe đã biết. Vì coi đó là thông tin đã biết nên nói chung những thông tin như thế không được nói ra. Ngôn ngữ học gọi những thông tin như vậy là thông tin tiền giả định (TGĐ) hay tiền đề. Theo ngữ dụng học, thông tin TGĐ là thông tin được người nói mặc nhiên chấp nhận là đúng và cho rằng người nghe chấp nhận là đúng khi phát ngôn được đưa ra. TGĐ không mang giá trị thông báo nhưng là cái nền, tạo điều kiện để thông báo có ý nghĩa và được cụ thể hóa. Ví dụ trong các câu sau, (1a) là nội dung thông báo của (1) và (1b) là thông tin TGĐ của (1).
    (1)The bus stopped. (Xe buýt đã dừng lại)
    (1a)The bus was not moving. (Xe buýt không phải đang chạy)
    (1b)The bus had been moving. (Tàu trước đó đang chạy)
    Ngoài ra, cũng cần phân biệt tiền giả định nghĩa học và tiền giả định dụng học là 2 loại thông tin TGĐ mà tính chân xác của chúng dựa trên các giá trị ngữ nghĩa của đơn vị ngôn ngữ hay dựa trên các tình huống thực tế và quan hệ giữa đơn vị ngôn ngữ với ý đồ của người nói và sự tiếp nhận cuả người nghe.
    Ví dụ, khi A thông báo với B rằng “ I have to take my daughter to the park at weekends” (Tôi phải đưa con gái tôi đi chơi công viên vào các ngày cuối tuần) và trước đó B không biết rằng A có con, thông tin tiền giả định trong phát ngôn này được giải thích về mặt nghĩa học và dụng học như sau:
    - TGĐ nghĩa học: Việc sử dụng cấu trúc sở hữu “my daughter” tạo ra TGĐ rằng A có con.
    - TGĐ dụng học:
    - A nghĩ rằng B biết là mình có con.
    - B, do nhận ra dấu hiệu “my daughter” và nhận ra ý đồ của A, chấp nhận thông tin TGĐ rằng “A có con” là đúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...