Tiểu Luận Tìm hiểu về thu ngân sách từ các khoản vay nợ của Việt Nam từ khía cạnh quy định của pháp luật và th

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tìm hiểu về thu ngân sách từ các khoản vay nợ của Việt Nam từ khía cạnh quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đồng thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá cũng như phương hướng hoàn thiện

    Bài tập nhóm 1 Luật Tài chính

    A. MỞ ĐẦU
    Ngân sách nhà nước ( NSNN) là bản kế hoạch tài chính khổng lồ của toàn thể quốc gia, do Chính phủ thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Thu ngân sách nhà nước là công cụ tạo tiền đề kinh tế cho hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước cũng như việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm nhiều loại: thu từ thuế, lệ phí, phí Dưới đây nhóm em xin đi sâu tìm hiểu về thu ngân sách từ các khoản vay nợ của Việt Nam từ khía cạnh quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đồng thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá cũng như phương hướng hoàn thiện vấn đề.
    B. NỘI DUNG
    1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ
    Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực hiện chiến lược huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một số định chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Cụ thể như sau:
    a) Vay nợ chính phủ.
    Nợ chính phủ là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
    Căn cứ vào chương III Luật Quản lý nợ công, nợ chính phủ được phân ra 2 loại là nợ trong nước (điều 20) và nợ nước ngoài (điều 21).
    Đối với vay nợ trong nước, khoản 1 điều 20 Luật Quản lý nợ công quy định: “Chính phủ vay trong nước thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận vay.” Cụ thể hơn, có 2 hình thức vay nợ của chính phủ, đó là phát hành trái phiếu chính phủ hoặc vay trực tiếp.
    · Phát hành trái phiếu chính phủ:
    Theo khoản 1 điều 2 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì một trong những mục đích phát hành trái phiếu chính phủ thì ““trái phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước”.
    Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Căn cứ vàokhoản 1 điều 4 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì một trong những mục đích phát hành trái phiếu chính phủ là để: “đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước”, “bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn” và “cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ”,
    · Vay trực tiếp:
    Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
    Đối với vay nợ nước ngoài, khoản 1 điều 21 Luật Quản lý nợ công quy định: “Chính phủ vay nước ngoài thông qua trái phiếu quốc tế của Chính phủ và thỏa thuận vay.”
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công thì Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ, và chỉ được tiến hành với những điều kiện nhất định.
    Ngoài ra, vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu thông qua vay ODA cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 21 Luật Quản lý nợ công.
    b) Vay nợ của chính quyền địa phương ( được quy định từ Điều 37 đến Điều 40 Luật Quản lý nợ công)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...