Luận Văn Tìm hiểu về thiết bi sẩy phun

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    WORD + PDF
    MỤC LỤC
    I. QUÁ TRÌNH SẤY 3
    1. Khái niệm - Phạm vi ứng dụng 3
    2. Động lực của quá trình 3
    3. Các giai đoạn của quá trình sấy 4
    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy 5
    5. Một số phương pháp và thiết bị sấy 6
    a. Sẩy đổi lưu 6
    b. Sẩy tiếp xúc (sẩy rang) 7
    c. Sẩy bức xạ 7
    d. Sẩy thăng hoa 7
    II. HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ SẤY PHUN 8
    1. Nguyên lý làm việc 8
    2. Cấu tạo của hệ thống sấy phun 8
    a. Cơ cẩu và phương pháp phun sương 8
    Cơ cấu phun sương dạng đĩa quay 10
    Cơ cấu phun sương dạng vòi phun áp lực 11
    Cơ cẩu phun sương dạng vòi khí động 12
    b. Buồng sấy 12
    Buồng sấy sử dụng cơ cấu phun sương dạng vòi phun 12
    Buồng sẩy sử dụng cơ cẩu phun sương dạng đĩa quay 13
    3. Ưu nhược điểm của quá trình sấy phun 14
    4. ứng dụng của kĩ thuật sấy phun 15
    III. GIỚI THIẸU MỘT SỐ THIẾT BỊ SẤY PHUN 15
    1. Hệ thống sấy phun được dùng trong nghiên cứu 15
    2. Thiết bị sấy phun sữa bột 18
    3. Máy sấy phun sương li tâm tốc độ cao LPG 19
    a. Khái quát về máy 19
    b. Nguyên lý ỉàm việc 19
    c. Thông sổ ìđ thuật chính 20
    4. Máy sấy phun sương li tâm tốc độ cao 21
    a. Khái quát về máy 21
    b. Nguyên lý ỉàm việc 21
    c. Đặc điểm máy 22
    d. Thông sổ la thuật chỉnh 23
    5. Máy sấy phun áp lực cao YPG 24
    a. Khái quát về máy 25
    b. Đặc tỉnh 25
    c. ửngdụng 25
    d. Thông sổ kỹ thuật chỉnh 25
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

    I. QUÁ TRÌNH SẤY
    1. Khái niêm - Pham vi ửng dung
    Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt. Nhiệt được cung cấp cho vật liệu ẩm bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao. Mục đích của quá trình sấy là làm giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền và bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
    Trong quá trình sấy, nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ do sự chênh lệch độ ẩm tại bề mặt và bên trong vật liệu (khuếch tán ẩm) hoặc sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh, sấy là một quá trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu sấy thay đổi theo cả không gian và thời gian.
    Thông thường, quá trình sấy được khảo sát về hai mặt: tĩnh lực học và động lực học. Tĩnh lực học sẽ xác định mối quan hệ giữa các thông số đầu và cuối của vật liệu sấy và tác nhân sấy dựa trên phương trình cân bằng vật chất - năng lượng, từ đó xác định được thảnh phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và lượng nhiệt cần thiết. Động lực học khảo sát mối quan hệ giữa sự biến thiên độ ẩm vật liệu theo thời gian và các thông số của quá trình như tính chất, cấu trúc, kích thước của vật liệu, các điều kiện thủy động lực học của tác nhân sấy.
    Trong các phương pháp làm khô cơ học, hóa lý, nhiệt . thì quá trình sấy bằng nhiệt thường được sử dụng nhất và là một kỹ thuật quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công - nông nghiệp như hóa chất, dược phẩm, chế biến nông - hải sản, vật liệu xây dựng . Đó không chỉ là một quá trình tách ẩm đơn thuần mà còn là một quá trình công nghệ. Nó đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn ít năng lượng vì chỉ phí vận hành thấp. Do đó, cần phải dựa vào tính chất vật liệu, lượng sản phẩm để chọn ra chế độ và phương pháp sấy tối ưu cũng như tùy vào năng suất, hiệu quả kinh tế mà chọn hệ thống sấy cho phù hợp.
    2. Đông lưc của quá trình
    Ẩm trong vật liệu có thể chia làm hai dạng: ẩm liên kết và ẩm không liên kết. Quá trình sấy thường chỉ làm bốc hơi được lượng ẩm không liên kết và một phần lượng ẩm liên kết. Lượng ẩm bốc hơi được gọi chung là lượng ẩm tự do. Lượng ẩm còn lại sau khi sấy gọi là lượng ẩm cân bằng.
    Quá trình ẩm bay hơi từ vật liệu thường có hai giai đoạn:
    Ẩm trên bể mặt vật liệu bay hơi vào môi trường xung quanh, giai đoạn này phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh như nhiệt độ, áp suất, tốc độ chuyển động của môi trường .
    Khi độ ẩm trên bề mặt vật liệu nhỏ hơn độ ẩm bên trong vật liệu, nước sẽ khuếch tán từ bên trong ra bề mặt vật liệu nhờ chênh lệch độ ẩm. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ và tính chất của vật liệu, dạng liên kết của nước với vật liệu .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...