Báo Cáo Tìm hiểu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Thực tập cuối khoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình Đào tạo cử nhân hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tiễn, vận dụng những kiến thức lý luận vào việc phân tích hoạt động quản lý và nghiệp vụ để áp dụng vào công việc sau này. Là một sinh viên năm cuối và được giới thiệu thực tập tại Hội các nhà Doanh nghiêp trẻ Việt Nam quả là một vinh dự đối với em. Thông qua các hoạt động cụ thể tại đơn vị thực tập và được sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị trong văn phòng, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam”.
    Sau đây em xin được giới thiệu sơ qua về đề tài mà mình đã chọn:
    1. Lý do chọn đề tài
    - Đầu tiên, em thấy nghiệp vụ soạn thảo văn bản là 1 trong những nội dung quan trọng của Văn phòng - một bộ phận không thể thiếu của mỗi cơ quan. Nghiệp vụ này thực hiện tốt sẽ phát huy được trình độ, năng lực của tổ chức và giải quyết được quan hệ giữa cơ quan và nhân viên. Có thể nói Văn phòng là nơi chuyển tải, thu thập, xử lý các thông tin phản hồi trong nội bộ và bên ngoài cơ quan theo yêu cầu của lãnh đạo, góp phần hoàn thiện từng bước công tác tổ chức điều hành thông tin trong đơn vị. Nhận thức được vai trò quan của văn bản trong chương trình học, em cũng muốn được tiếp cận trong thực tế có đúng như vậy không.
    - Lý do thứ hai khiến em chọn đề tài này là: công việc soạn thảo văn bản có thể học được chỉ trong thời gian một tháng thực tập. Các nghiệp vụ này cũng được cơ quan công khai chứ không như một số nội dung của: tài chính công, tổ chức cán bộ, (phải học trong một thời gian dài mới có thể làm được, nhiều vấn đề còn yêu cầu bảo mật chặt chẽ).
    - Và cuối cùng, có thể có nhiều sinh viên làm về vấn đề này, em vẫn lựa chọn vì:
    + Tuy lý thuyết thì giống nhau nhưng mỗi cơ quan lại có sự áp dụng khác nhau,
    + Cùng với việc nắm rõ kiến thức, lại được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ hành chính văn phòng, em mong rằng bản báo cáo này sẽ có sự độc đáo so với những báo cáo khác cùng lĩnh vực.
    2. Mục đích của đề tài
    - Thể hiện được những đặc trưng trong nghiệp vụ soạn thảo văn bản tại Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Từ đó, thấy được những đóng góp của nó trong hoạt động của cơ quan.
    - Không những vậy, bản báo cáo còn đưa ra được những đề xuất trong việc hoàn thiện nghiệp vụ này và trên cơ sở phát huy những ưu điểm và hạn chế những tồn tại.
    3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
    Hoạt động quản lý và ban hành văn bản (đặc biệt là về yếu tố thể thức và kỹ thuật trình bày) tại Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
    Trên đây là những định hướng làm việc của em. Từ những vấn đề đã nêu ra và các nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu, em xin được trình bày một cách cụ thể ở các phần tiếp theo.
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài 2
    3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu . 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM 3
    1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM 3
    1.1.1 Giới thiệu về Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam 3
    1.1.2 Quá trình hình thành tổ chức Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam 3
    1.2 CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM . 6
    1.21 Chức năng của Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam 6
    1.2.2 Nguyên tắc hoạt động của Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam 7
    1.2.3 Nhiệm vụ của Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam 7
    1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIÊP TRẺ VIỆT NAM 9
    1.3.1 Mô hình tổ chức . 9
    1.3.2 Về hội viên . 11
    1.3.3 Bộ máy điều hành và thường trực . 12
    1.3.4 Các bộ phận chức năng, các tổ chức trực thuộc . 13
    1.3.5 Ban chấp hành Hội Doanh nghiệp trẻ . 13
    1.3.6 Đại hội Hội Doanh nghiệp trẻ . 14
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN TẠI HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHỆP TRẺ VIỆT NAM . 16
    2.1 TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN 16
    2.2 YÊU CẦU KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN 17
    2.2.1 Tiêu đề văn bản (quốc hiệu, tiêu ngữ) . 17
    2.2.2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản . 17
    2.2.4 Số và ký hiệu của văn bản 18
    22.4 Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản . 18
    2.2.5 Tên loại và trích yếu nội dung văn bản . 19
    2.2.6 Nội dung và bố cục văn bản . 19
    2.2.7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền . 20
    2.2.8 Con dấu . 20
    2.2.9 Nơi nhận . 21
    2.2.10 Dấu chỉ mức độ khẩn, mật 22
    2.2.11 Các thành phần thể thức khác 22
    2.2.12 Bản sao . 22
    2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM. 23
    2.3.1 Ưu điểm 23
    2.3.2 Những tồn tại 24
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM 26
    3.1 Phương hướng . 26
    3.2 Giải pháp . 26
    KẾT LUẬN 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...